Khi nguồn gỗ tự nhiên ngày càng trở nên đắt đỏ và khan hiếm thì các loại gỗ nhân tạo cũng trở thành một sự lựa chọn phổ biến hơn. Trong đó, gỗ công nghiệp HDF đang nổi lên như một giải pháp thay thế hoàn hảo được ưa chuộng bởi độ bền, tính thẩm mỹ và khả năng ứng dụng linh hoạt trong nhiều không gian nội thất khác nhau. Vậy, điểm đặc biệt của gỗ HDF là gì? Cấu tạo, đặc tính và phân loại ra sao? Hãy cùng chúng tôi khám phá thêm về loại gỗ công nghiệp này trong bài viết dưới đây nhé.
Mục lục [Ẩn]
Gỗ HDF là viết tắt của cụm từ “High Density Fiberboard” nghĩa là tấm ván sợi có mật độ cao, đây là một loại gỗ công nghiệp phổ biến được sử dụng rộng rãi trong sản xuất nội thất. Với nhiều ưu điểm vượt trội, loại gỗ này ra đời nhằm khắc phục những nhược điểm của các loại gỗ công nghiệp đã được sản xuất trước đó như MDF, MFC và đồng thời nâng cao chất lượng cốt gỗ. Đặc biệt, gỗ HDF có đặc tính bền bỉ và khả năng chịu lực cao nhờ vào mật độ sợi gỗ cao.
Là một loại gỗ công nghiệp chất lượng hàng đầu, tấm ván gỗ HDF được hình thành từ 80 - 85% gỗ tự nhiên kết hợp với 15-20% các chất phụ gia nhằm tăng độ kết dính và tính bền bỉ. Trong đó:
- Nguyên liệu chính cho cốt gỗ tự nhiên là các vụn gỗ thừa, ngọn cây, cành cây và các loại gỗ tái sinh ngắn ngày.
- Kích thước tiêu chuẩn của mỗi ván HDF là 2000x2400 mm và độ dày có thể điều chỉnh từ 6mm đến 24mm tùy theo nhu cầu sử dụng.
- Màu sắc của lõi gỗ HDF có thể khác nhau, bao gồm màu vàng, màu xanh hoặc trắng, phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu. Tuy nhiên cần lưu ý rằng màu sắc này thường sẽ không ảnh hưởng gì đến chất lượng của lõi gỗ.
Mặc dù nguồn nguyên liệu đầu vào của gỗ HDF tương tự như MDF (ván sợi) hoặc MFC (ván dăm) nhưng gỗ HDF sẽ được tạo ra dưới áp suất và nhiệt độ nén cao hơn lên đến 800 - 1200 kg/cm2. Điều này tạo ra một loại vật liệu có độ cứng và tính bền bỉ vượt trội cùng khả năng chịu lực cao hơn với mật độ lên. Quy trình sản xuất gỗ HDF thường bao gồm các bước sau:
- Bột gỗ sau khi luộc sẽ được sấy khô ở nhiệt độ từ 1000 - 2000 độ C nhằm loại bỏ nước cũng như nhựa trong gỗ.
- Sau đó, bột gỗ được ép với áp suất từ 850 - 870 kg/cm2 để tạo thành các tấm gỗ với kích thước tiêu chuẩn hoặc dựa trên yêu cầu cụ thể.
- Các tấm gỗ khi đã được xử lý bề mặt sẽ đi qua dây chuyền để được cắt thành các kích thước phù hợp. Sau đó, chúng được phủ lớp vân gỗ và lớp phủ bề mặt khác để tạo ra thành phẩm cuối cùng.
Gỗ HDF có nhiều điểm nổi bật ưu việt hơn so với các loại gỗ ván công nghiệp khác, làm cho nó trở thành lựa chọn hàng đầu trong việc sản xuất và thi công các công trình từ trung bình đến cao cấp. Đây là những ưu điểm của gỗ HDF:
- Bề mặt của ván HDF chất lượng cao thường mịn màng, không có dăm gỗ, không thô ráp.
- Khả năng chống trầy xước, chống ẩm, cách nhiệt tốt cùng với độ cứng cao giúp gỗ HDF chịu được tải trọng lớn và bền bỉ hơn trong sử dụng nội thất.
- Kết cấu siêu đặc của gỗ HDF chống ẩm không có khoảng trống như gỗ MDF, do đó có khả năng cách âm và chống ồn tốt.
- Gỗ HDF được ép với áp suất cao, làm cho tấm gỗ không bị biến dạng, cong vênh hoặc đứt gãy khi chịu va đập mạnh.
- Dễ dàng sơn hoặc ép các bề mặt trang trí như veneer, Laminate, Melamine, nhờ vào bề mặt mịn màng và đồng nhất của nó.
- Cốt gỗ HDF siêu đặc giúp chống mối mọt tốt và không bị hư hại bởi côn trùng.
- Khả năng giãn nở của các hạt bột gỗ liên kết với nhau rất thấp, đảm bảo độ bền và giảm thiểu sự hư hại khi tiếp xúc với nhiệt độ cao hoặc nước.
- Gỗ HDF được sản xuất và xử lý đáp ứng tiêu chuẩn an toàn sức khỏe E1 - E2, đảm bảo an toàn cho sức khỏe của người dùng mà không gây ngộ độc hoặc kích ứng.
Bên cạnh nhiều ưu điểm vượt trội, gỗ công nghiệp HDF cũng có một số nhược điểm cần lưu ý:
- Giá thành của gỗ HDF thường cao hơn so với các loại gỗ công nghiệp khác.
- Khó phân biệt gỗ HDF tiêu chuẩn bằng mắt thường, đòi hỏi kiểm tra kỹ lưỡng để đảm bảo chất lượng.
- Gỗ HDF thích hợp cho việc thi công nội thất ở dạng phẳng hoặc kết hợp với các nẹp chỉ để tạo điểm nhấn nhưng không phù hợp cho việc tạo các bề mặt dạng panel.
- Cần tránh tiếp xúc với nước và sử dụng vải mềm, khô để lau sạch bụi bẩn để bảo quản sản phẩm tốt hơn.
Trên thị trường gỗ công nghiệp hiện nay, bạn sẽ có đa dạng sự lựa chọn về nguồn gốc và chất lượng sản phẩm. Không chỉ có các thành phẩm được sản xuất trong nước mà còn các loại gỗ công nghiệp nhập khẩu từ nước ngoài cũng nắm giữ một thị phần đáng kể. Trong thực tế, dựa vào màu sắc của lõi, người ta chia gỗ HDF thành ba loại như sau: lõi trắng, lõi xanh và lõi đen.
Đây là dòng gỗ phổ biến nhất và được sử dụng rộng rãi trong lĩnh vực sản xuất đồ nội thất hiện đại. Đặc điểm nổi bật của ván HDF lõi trắng là khả năng giữ nguyên màu sắc tự nhiên của thịt gỗ mà không phải trải qua bất kỳ quá trình xử lý tẩy nhuộm nào, từ đó đảm bảo sự an toàn cho sức khỏe của người sử dụng. Ngoài ra, gỗ HDF thường này còn đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn cơ bản của ván gỗ ép công nghiệp cao cấp nên là lựa chọn của nhiều người.
Đặc điểm nổi bật của loại gỗ này là khả năng chịu nước và chống ẩm tốt cùng với lực nén ép cực cao lên đến 900kg/m3, điều mà không phải mọi sản phẩm đại trà nào cũng đều có thể đáp ứng được. Màu xanh của cốt gỗ được tạo ra từ các chất liệu công nghiệp organic tự nhiên, làm cho nó hoàn toàn thân thiện với sức khỏe của người tiêu dùng và môi trường. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng màu xanh này có thể nhạt dần theo thời gian.
Ván gỗ công nghiệp HDF lõi đen hay còn gọi là Black HDF siêu chống ẩm, đặc trưng với lõi gỗ màu đen, được đánh giá là một dòng sản phẩm cao cấp nhất hiện nay trên thị trường. Gỗ HDF lõi đen được nén ép với áp lực rất cao, vượt qua mức trên 1000kg/m3 với tạo ra khả năng chịu nước và ngoại lực tác động cao hơn rất nhiều so với dòng gỗ HDF lõi xanh.
Nhờ các đặc tính vượt trội so với các loại gỗ công nghiệp khác, gỗ HDF thường được sử dụng chủ yếu để làm đồ nội thất gia đình, cửa gỗ, sàn,... và thậm chí còn được sử dụng trong một số dự án ngoài trời. Dưới đây là một số ứng dụng của gỗ HDF mà bạn có thể tham khảo:
- Nội thất: Gỗ HDF là nguyên liệu chính để sản xuất các đồ nội thất gia đình như tủ bếp, tủ quần áo, bàn ghế, giường ngủ, vách ngăn,... Nhờ độ bền cao và khả năng chống ẩm tốt, gỗ HDF có thể chịu được môi trường ẩm ướt trong nhà bếp và nhà vệ sinh. Bề mặt gỗ HDF mịn phẳng, dễ dàng phủ veneer, sơn hoặc laminate để tạo nên những sản phẩm nội thất đẹp mắt và sang trọng.
- Sàn nhà: Gỗ công nghiệp HDF được đánh giá cao vì tính ổn định, độ bền tốt, mật độ sợi gỗ cao và khả năng chịu lực và va đập mạnh, điều này làm cho nó trở thành nguyên liệu quan trọng trong sản xuất ván sàn của nhiều thương hiệu nổi tiếng. Sàn gỗ HDF là loại sàn gỗ công nghiệp được sử dụng phổ biến nhất hiện nay. Sàn gỗ HDF có nhiều màu sắc và vân gỗ khác nhau, phù hợp với mọi phong cách nội thất.
- Cửa: Cửa gỗ HDF là loại cửa gỗ công nghiệp được sử dụng rộng rãi trong các công trình nhà ở, văn phòng, ... Cửa gỗ HDF có độ bền cao, khả năng chống ẩm tốt, cách âm tốt và giá thành hợp lý. Cửa gỗ HDF có nhiều mẫu mã và kiểu dáng khác nhau, phù hợp với mọi nhu cầu sử dụng.
- Vách ngăn: Vách ngăn gỗ HDF là giải pháp hoàn hảo để phân chia không gian trong nhà. Vách ngăn gỗ HDF có độ bền cao, khả năng chống ẩm tốt, cách âm tốt và dễ dàng thi công lắp đặt. Vách ngăn gỗ HDF có nhiều màu sắc và mẫu mã khác nhau, phù hợp với mọi phong cách nội thất.
- Ứng dụng khác: Ngoài ra, gỗ HDF còn được sử dụng để sản xuất một số vật dụng khác như: đồ thủ công mỹ nghệ, khung tranh ảnh.
Như vậy qua bài viết này, P&A đã giải thích cho bạn gỗ HDF là gì cũng như cấu tạo, đặc điểm và tính ứng dụng của loại gỗ này trong thực tế. Hy vọng rằng thông tin cung cấp trên sẽ hữu ích cho bạn trong việc lựa chọn loại vật liệu phù hợp cho công trình hay dự án của mình! Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, xin vui lòng liên hệ với P&A ngay để được tư vấn chi tiết nhất.
Xem thêm: