02 Mar, 2024 Danh mục Tin tức chuyên ngành

Gỗ MFC là gì? Ván MFC có bao nhiêu loại?

Gỗ công nghiệp MFC đại diện cho một bước tiến quan trọng trong lĩnh vực ứng dụng khoa học, được xem như giải pháp hàng đầu để thay thế gỗ tự nhiên đang dần cạn kiệt. Với sự kết hợp tinh tế giữa vẻ đẹp thẩm mỹ, độ bền cao và chi phí hợp lý, gỗ MFC đã trở thành lựa chọn phổ biến trong lĩnh vực thiết kế nội thất, bao gồm nhà ở, văn phòng, bệnh viện, trường học,.... Vậy gỗ MFC là gì? Phân loại ra sao? Và làm thế nào để phân biệt gỗ MFC và MDF? Hãy cùng chúng tôi tìm kiếm câu trả lời ngay cho những vấn đề này qua bài viết dưới đây nhé.
 

Gỗ MFC là gì? Ván MFC có bao nhiêu loại?
 

Mục lục [Ẩn]

Gỗ MFC là gì? 

MFC (Melamine Faced Chipboard) là loại gỗ công nghiệp được tạo ra từ ván dăm có cốt gỗ và bề mặt phủ bằng chất liệu Melamine. Trong đó, cốt gỗ MFC chủ yếu là gỗ được khai thác từ các loại cây có thời gian sinh trưởng ngắn ngày như bạch đàn, keo, cao su,.... Sau khi cây được khai thác, chúng sẽ được chuyển đến nhà máy để băm nhỏ thành các dạng ván dăm, rồi kết hợp với keo và ép lại thành tấm dưới áp suất nén cao, hình thành cốt gỗ MFC hoàn chỉnh.

Bề mặt của gỗ MFC được hoàn thiện bằng một phủ lớp melamine, mang lại không chỉ vẻ đẹp thẩm mỹ mà còn tính năng chống trầy xước, chống cháy và chống thấm bề mặt. Đặc biệt, lớp melamine này thường được thiết kế với giả vân gỗ hoặc giả kim loại, tạo nên một diện mạo hấp dẫn và độc đáo.

Phân loại gỗ công nghiệp MFC

Có nhiều tiêu chí cụ thể thường được áp dụng để phân loại ván MFC, trong đó có 2 cách phổ biến nhất hiện nay: phân loại theo đặc tính gỗ, phân loại theo kích thước.

Theo đặc tính gỗ

Dựa theo đặc tính gỗ, người ta thường chia gỗ MFC thành 3 loại như sau:

- Loại thông thường: gỗ MFC này hiện đang có sẵn khoảng 80 tông màu, đa dạng từ màu sắc đơn trơn đến các loại vân và mô phỏng chất liệu như Ask (tần bì), MFC Oak (sồi), Cherry (xoan đào), Beech (dẻ gai), Walnut (gỗ óc chó), Teak (giả tỵ), Maple (gỗ thích), Mahogany (gỗ dái ngựa), Nu vàng, Nu đỏ, Trắc, Gỗ tần bì giả cổ, Mun,....

- Loại chống ẩm: đây là loại gỗ MFC có đặc tính chống ẩm tốt, dành cho các khu vực ngoài trời hoặc có tiếp xúc nhiều với nước. 

- Loại phối 2 màu: Ngoài hai loại mặt trên, MFC còn tung ra thị trường mặt phối 2 màu, khiến cho việc phân biệt đường nối giữa hai màu sắc trở nên khó khăn khi sản phẩm hoàn thiện. Thiết kế nội thất sử dụng loại gỗ phối màu này thường mang lại vẻ sáng tạo và góp phần làm cho không gian nội thất trở nên nổi bật, ấn tượng hơn.

Theo kích thước

Việc phân loại theo kích thước không chỉ giúp người tiêu dùng dễ dàng chọn lựa theo nhu cầu sử dụng mà còn hỗ trợ các kỹ sư và nhà thiết kế hiểu rõ hơn về khả năng ứng dụng cũng như tính linh hoạt của loại gỗ này. 

- Loại chuẩn: Kích thước và độ dày của cốt gỗ MFC theo tiêu chuẩn tại Việt Nam đều tuân theo các quy định như sau:

+ Kích thước nhỏ: 1220x2440x (9-50)mm

+ Kích thước trung bình: 1530x2440x (18/25/30)mm

+ Kích thước lớn: 1830x2440x (12/18/25/30)mm

- Loại vượt khổ: Nhằm đáp ứng đa dạng hóa các ý tưởng thiết kế, MFC còn cung cấp những kích thước vượt khổ, có thể lên đến 1220x2745x (18/25) mm. Điều này mang lại sự linh hoạt cho người sử dụng khi muốn áp dụng gỗ MFC vào các dự án nội thất có yêu cầu đặc biệt và sáng tạo.
 

Gỗ MFC là gì?
 

Đánh giá ưu - nhược điểm gỗ MFC 

Để có cái nhìn toàn diện về khả năng ứng dụng ván MFC trong các dự án xây dựng và trang trí nội thất thì bạn cần nắm rõ ưu điểm và nhược điểm của loại gỗ công nghiệp này.

Ưu điểm của gỗ MFC

Trong thời đại ngày nay, khi sự đa dạng về vật liệu xây dựng và nội thất trở thành một yếu tố quyết định của quá trình thiết kế thì gỗ MFC cũng nổi lên với những ưu điểm độc đáo:

- Bề mặt ván MFC sự bền bỉ với khả năng chống trầy và chống cháy cao.

- Giá thành của gỗ MFC thấp hơn khoảng 60% so với các loại gỗ đồng tương đương như MDF.

- Thời gian thi công nhanh, làm cho nó phù hợp cho các dự án cần hoàn thành gấp mà không cần sơn phủ hoàn thiện.

- Ván MFC bám rất chắc lên tường và được đánh giá có độ bền vượt trội so với gỗ MDF.

- Quy trình sản xuất tiêu chuẩn nghiêm ngặt đảm bảo loại bỏ các tác nhân gây ẩm mốc và mối mọt.

- Có hơn 130 mẫu mã đa dạng, bao gồm màu giả đá, kiểu vân gỗ và các tông màu đơn sắc, phù hợp với mọi không gian kiến trúc hiện đại.

- Khả năng chịu lực tốt, đặc biệt là với lực thẳng đứng.

- Gỗ MFC có khả năng chống mài mòn và trầy xước hiệu quả, giúp bảo toàn vẻ đẹp cũng như tính thẩm mỹ của đồ nội thất.

- Thân thiện với môi trường, đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn về bảo vệ môi trường và sức khỏe của người tiêu dùng.

Nhược điểm của ván MFC

Tính linh hoạt, đa dạng về màu sắc và kích thước cùng với khả năng chống trầy, chống cháy, làm cho gỗ MFC trở thành một cái tên được ưa chuộng trong ngành công nghiệp thiết kế nội thất. Tuy nhiên, như mọi vật liệu khác, gỗ MFC cũng mang theo ưu nhược điểm riêng, cụ thể:

- Bề mặt của gỗ MFC được hoàn thiện bằng chỉ PVC nên không đem lại độ liền mạch, liên kết cao.

- Bề mặt của gỗ MFC không tự nhiên (ngoại trừ một số màu mới như veneer).

- Mặc dù ván gỗ này được phủ lớp chống ẩm, song cốt gỗ bên trong lại vẫn kị nước. Nếu bề mặt bị thấm nước, gỗ sẽ có khả năng bị phồng và lõi sẽ bung ra.

- Vì là ván ép nên gỗ MFC có hạn chế về tính độ dày và khả năng mài mòn không được tốt bằng so với một số loại gỗ khác.
 

Gỗ MFC

So sánh gỗ MDF và MFC

Cả gỗ MDF và MFC đều mang đến nhiều lợi ích về độ bền, tính thẩm mỹ và giá trị chi phí hợp lý. Tuy nhiên, tùy thuộc vào loại nội thất và cấu trúc, việc sử dụng ván dăm và ván sợi sẽ tận dụng những ưu điểm của chúng một cách tối đa. Vì vậy, người tiêu dùng nên xem xét kỹ lưỡng các đặc điểm cụ thể của mỗi loại gỗ để có thể chọn lựa chất liệu phù hợp nhất cho nhu cầu và mong muốn của mình.
 

STT

Tiêu chí so sánh

MDF

MFC

1

Tên gọi

Ván gỗ ép có tỉ trọng trung bình và có độ kháng ẩm cao

Ván gỗ dăm phủ melamine

2

Thành phần

Gỗ sợi

Dăm gỗ

3

Tính đa dạng

Khoảng 80 màu

Khoảng 80 màu

4

Độ dày

Độ dày tiêu chuẩn 9mm, 12mm, 15mm

Độ dày tiêu chuẩn 18mm, 25mm. Kích thước tiêu chuẩn 1200x2400mm

5

Phân loại

Dạng dùng trong nhà, chịu nước, mặt trơn và mặt không trơn

Dạng thường và chống ẩm

6

Chống ẩm

Tốt

Kém

7

Giá thành

Bình thường

Rẻ hơn MDF

8

Tính an toàn

An toàn

Bình thường

 

Tóm lại, nếu bạn muốn tìm một vật liệu có giá cả phải chăng thì MFC được xem là lựa chọn phù hợp, còn nếu muốn sử dụng trong những khu vực ẩm ướt như phòng tắm, nhà bếp thì hãy cân nhắc ván gỗ MDF.
 

MFC
 

Như vậy với những nội dung mà P&A đã chia sẻ, hy vọng bạn đã nắm được gỗ MFC là gì cũng như đặc điểm và các loại gỗ MFC trong lĩnh vực thiết kế nội thất hiện nay. Nhìn chung, ván MFC không chỉ đa dạng về màu sắc, chất liệu tốt, nhẹ, dễ gia công mà còn nổi bật với sự cứng cáp, độ bên cao và thân thiện môi trường. Với một loạt các màu sắc và kiểu dáng phong phú, gỗ MFC luôn giữ vị thế hàng đầu trong danh sách các vật liệu trang trí nội thất. Cho nên, dù là dự án nào đi chăng nữa thì gỗ MFC vẫn có thể đáp ứng mọi nhu cầu của bạn.

Xem thêm: 

Bài viết liên quan
12 Jul, 2024

Báo giá tường sân vườn chi tiết, mới nhất 2024

Tìm hiểu báo giá tường sân vườn chi tiết, mới nhất 2024 để xây dựng phương án thiết kế, thi công tường sân vườn phù hợp với...
09 Jul, 2024

Gỗ nhựa composite là gì?

Gỗ nhựa composite là gì? Tìm hiểu thành phần, đặc điểm nổi bật và báo giá gỗ nhựa composite để bạn dễ dàng lựa chọn vật liệu...
27 Jun, 2024

Sàn nhựa chịu lực | Cấu tạo, đặc điểm nổi bật và báo giá

Khám phá những ưu điểm nổi bật và ứng dụng tiêu biểu của tấm ván sàn chịu lực sẽ giúp bạn có thêm sự lựa chọn trong việc...
20 Jun, 2024

Lam sóng ốp tường | Cấu tạo, phân loại và báo giá chi tiết

Tấm ốp lam sóng là giải pháp trang trí hoàn hảo cho mọi không gian nội, ngoại thất từ phòng khách, phòng ngủ, mặt tiền nhà ở cho...
31 May, 2024

Trần nhựa là gì? Các loại trần nhựa phổ biến hiện nay

Trần nhựa là một loại vật liệu được nhiều người yêu thích không chỉ vì có tính thẩm mỹ, nhiều mẫu mã mà còn mang đến độ...
24 May, 2024

Gỗ là gì? Các loại gỗ tự nhiên phổ biến nhất hiện nay

Tìm hiểu các loại gỗ tự nhiên bền, đẹp nhất hiện nay sẽ giúp bạn có thêm kiến thức để lựa chọn loại vật liệu phù hợp với...