Gỗ MDF là gì? Đặc điểm và các loại gỗ MDF thường thấy hiện nay

Cùng với sự tiến bộ của công nghệ sản xuất, đã có nhiều loại gỗ công nghiệp ra đời nhằm thay thế cho gỗ tự nhiên. Trong số đó, gỗ MDF đã trở thành một lựa chọn phổ biến và được ưa chuộng bởi nhiều người hiện nay. Sử dụng gỗ MDF không chỉ giúp giảm thiểu tác động đến môi trường rừng an toàn cho người sử dụng mà còn đáp ứng được nhu cầu giá rẻ của người dùng. Vì vậy, để hiểu rõ hơn về loại vật liệu này, bạn hãy cùng chúng tôi tìm hiểu đặc điểm và các loại gỗ MDF thường thấy hiện nay trong bài viết này.
 

Gỗ MDF là gì? Đặc điểm và các loại gỗ MDF thường thấy hiện nay
 

Mục lục [Ẩn]

Gỗ MDF là gì?

MDF là viết tắt của cụm từ Medium density fiberboard, được hiểu là ván sợi mật độ trung bình. Gỗ MDF là một loại vật liệu được sản xuất từ các mảnh vụn, nhánh cây hoặc gỗ tự nhiên nghiền nát thành các sợi gỗ nhỏ cellulo và ép chặt với nhau bằng keo hoặc các chất kết dính khác để tạo thành một tấm ván có độ dày và độ cứng nhất định. Với cấu trúc chặt chẽ và mịn, gỗ MDF được sử dụng rộng rãi trong sản xuất nội thất, đồ dùng gia đình và ngành công nghiệp chế biến gỗ khác. Gỗ MDF có đặc tính cơ học tương đối ổn định, dễ chế tác và thích hợp cho nhiều ứng dụng khác nhau.

Cấu tạo của gỗ công nghiệp MDF

Tấm ván ép MDF bao gồm các thành phần chính gồm bột sợi gỗ, chất kết dính, sáp chống ẩm, chất bảo vệ và bột trộn vô cơ, được nén ép với áp lực từ 680-840 kg/m3. 

- Bột sợi gỗ được xử lý thành dạng mịn, tạo nên kết cấu chắc và độ cứng tương đối cao cho loại ván này. 

- Sáp chống ẩm và các chất bảo vệ chống mối mọt, nấm mốc giúp ván MDF không bị hư hại trong nhiều điều kiện sử dụng, trong khi các dăm gỗ kết hợp với bột độn tăng cường tính chịu lực của ván. 

Trên thế giới, hầu hết các quốc gia đều sản xuất được loại ván này, tuy nhiên chất lượng tốt nhất thường được sản xuất tại Đức và Malaysia.
 

Giá gỗ MDF
 

Quy trình sản xuất gỗ MDF

Có thể sản xuất ván gỗ MDF bằng hai phương pháp công nghệ khác nhau: phương pháp ướt và phương pháp khô.

Quy trình khô

Sau khi thu hoạch, gỗ sẽ được nghiền thành bột và trộn chung với keo và phụ gia trong máy trộn trước khi được sấy sơ bộ. Bột sợi kết hợp với keo sau đó được phân bổ đều thành các tầng có kích thước quy chuẩn theo yêu cầu của nhà sản xuất. Quá trình ép ván MDF sẽ bắt đầu khi ván được đưa qua máy ép gia nhiệt và được ép nhiều lần. Trong quá trình ép, nhiệt độ được kiểm soát để làm cho nước dư bay hơi và keo có thể kết dính chặt từ từ. Khi kết thúc quá trình ép, ván MDF được cắt bỏ phần biên dư thừa và xử lý bề mặt bằng quá trình chà nhám, trước khi được phân loại.

Quy trình ướt

Phương pháp ướt khác với phương pháp khô ở chỗ bột gỗ ban đầu được phun nước vào để làm ướt và kết vón lại, sau đó đưa lên mâm ép và lần ép đầu tiên để đạt độ dày sơ bộ. Tiếp theo, ván gỗ MDF được đưa qua một quá trình cán hơi ở nhiệt độ cao, tương tự như trong quá trình sản xuất giấy, để nén chặt hai mặt và loại bỏ nước dư ra. Sau đó, như cách sản xuất ván MDF bằng phương pháp khô, ván MDF được chà nhám bề mặt và phân loại.

Đặc điểm của gỗ MDF

Gỗ MDF là một vật liệu đa dạng và được ưa chuộng trong nhiều lĩnh vực khác nhau, từ nội thất gia đình cho đến xây dựng và sản xuất thương mại. Chúng được sản xuất từ chất liệu gỗ dăm xay nhỏ, sau đó được ép chặt với keo ép và chịu nhiệt nên có nhiều ưu điểm như sau:

- Với kết cấu như vậy, gỗ MDF có khả năng chịu lực tốt, độ bền cao và dễ dàng cắt, khoan và phủ bề mặt.

- Có tính ổn định và ít bị cong vênh, không co ngót khi môi trường thay đổi, chống ẩm tốt và ít bị biến dạng. 

- Sử dụng nguyên liệu tái chế nên giá thành của loại ván này rất phải chăng và phù hợp với nhiều phân khúc khách hàng khác nhau. 

- Có khả năng chống mối mọt tốt, không bị hư hại bởi côn trùng. 

- Tấm ván MDF khá nhẵn mịn, giúp dễ dàng sơn, dán, in lớp trang trí lên bề mặt, tạo độ đa dạng cho - nhiều nhu cầu khác nhau.

- Tính thẩm mỹ cao phù hợp với nhiều phong cách ngôi nhà.

- Thân thiện với môi trường, do sử dụng chất liệu tái chế và quá trình sản xuất không tạo ra nhiều khí thải độc hại.

- Giá gỗ mdf khá rẻ và cạnh tranh hơn các loại vật liệu khác.

Nhìn chung, không có vật liệu nào là hoàn hảo, mỗi loại đều sẽ có những ưu điểm và tồn tại một số nhược điểm riêng. Vì vậy, bên cạnh những điểm nổi bật, thì ván gỗ MDF cũng tồn tại một số hạn chế như:

- Khả năng chịu nước của MDF chưa cao, nếu để ngâm nước trong thời gian dài sẽ gây trương nở và cong vênh.

- Ván MDF không có tính dẻo dai nên không thể được sử dụng để tạo ra các đồ trạm trổ như gỗ tự - nhiên.

- Độ đặc trung bình của MDF khiến cho khả năng chịu lực hạn chế, không thể chịu được va đập mạnh và dễ bị lõm bề mặt.
 

Gỗ MDF chống ẩm

Các loại gỗ MDF thường thấy hiện nay

Nhờ tính năng linh hoạt và dễ chế tạo, gỗ MDF đã trở thành vật liệu được sử dụng phổ biến trong các ngành công nghiệp nội thất, xây dựng và trang trí. Các loại gỗ MDF thường thấy hiện nay đều có tính chất riêng biệt và được sử dụng trong nhiều mục đích khác nhau, cụ thể:

Gỗ công nghiệp MDF thông thường

Loại thông thường sẽ có màu trắng đục tự nhiên của gỗ, được sử dụng rộng rãi vì giá thành phải chăng và phù hợp với nhiều nhu cầu của người dùng. Tấm gỗ thường được phủ lớp sơn PU hoặc các bề mặt trang trí từ gỗ Melamine hoặc Laminate để tạo ra vẻ đẹp thẩm mỹ. Gỗ MDF thường khá bền và được sử dụng phổ biến trong cuộc sống. 

Gỗ MDF chống ẩm

Gỗ MDF chống ẩm được tạo ra bằng cách thêm các thành phần như sáp hoặc keo chịu ẩm vào phần tử bột gỗ ban đầu để tăng khả năng chịu nước của vật liệu. Điều quan trọng là lực nén ép, càng cao thì tỷ lệ gỗ ép càng đặc, khoảng trống càng ít, hạn chế sự xâm nhập của nước, đặc biệt là trong các khu vực tiếp xúc với nước như tủ bếp, cửa nhà tắm, cửa nhà vệ sinh. Tuy nhiên, trên thị trường hiện nay, có rất nhiều sản phẩm gỗ MDF chống ẩm giả mạo, và các nhà sản xuất còn đưa ra các thông tin không chính xác để quảng cáo cho sản phẩm của mình. Vì vậy, bạn có thể ngâm vật liệu đó trong nước để xem nó có giãn nở không để kiểm tra độ chống nước của vật liệu.

Gỗ MDF chống cháy

Ván MDF chống cháy là loại ván gỗ công nghiệp được cấu tạo từ các phụ gia chống cháy được thêm vào để giảm khả năng bắt lửa và cháy lan của vật liệu. Tuy nhiên, không có loại gỗ nào có khả năng chống cháy hoàn toàn và loại ván này chỉ có khả năng hạn chế rủi ro bắt lửa. Nó được sử dụng phổ biến làm vật liệu cho cửa, vách ngăn chống cháy trong các khu vực đông người như khách sạn, tòa nhà cao ốc, và các cơ sở dịch vụ ăn uống và giải trí. Ngoài việc giảm khả năng bắt lửa, việc sử dụng loại ván chống cháy này còn giảm thiểu lượng khói độc phát ra, giúp cho người dùng có thời gian thoát ra ngoài khi có sự cố xảy ra.
 

Gỗ công nghiệp MDF
 

Ứng dụng của gỗ MDF

Gỗ MDF là vật liệu được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực. Vì tính linh hoạt và đa dạng nhiều loại mẫu mã, gỗ MDF có thể được sử dụng để tạo ra nhiều sản phẩm khác nhau. Dưới đây là một số ứng dụng phổ biến của gỗ MDF:

- Nội thất: Gỗ MDF có thể được cắt, uốn cong và gia công để tạo ra các sản phẩm nội thất có độ chính xác cao và thiết kế đa dạng như bàn ghế, tủ quần áo, giường ngủ, vách ngăn, tủ sách, kệ sách,.... 

- Trang trí nội thất: Sử dụng để sản xuất các sản phẩm trang trí nội thất như tranh ảnh, khung ảnh, hộp đựng đồ,.... Các sản phẩm này có thể được trang trí bằng in ấn hoặc thủ công để tạo ra các sản phẩm trang trí độc đáo.

- Sản phẩm ngoại thất: Gỗ MDF có khả năng chịu được ánh nắng, mưa và gió nên cũng được sử dụng để sản xuất các sản phẩm ngoại thất như cửa ra vào, cửa sổ, tấm vách,....

- Môi trường có độ ẩm cao: Dùng cho các không gian thường tiếp xúc với nước như cánh cửa nhà tắm, kệ để đồ trong nhà tắm,....
 

Gỗ MDF là gì?
 

Trên đây là nội dung mà P&A đã chia sẻ với bạn đọc về đặc điểm và phân loại gỗ MDF thường thấy hiện nay. Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quát về gỗ MDF và biết cách chọn lựa đồ nội thất phù hợp với không gian sống của mình. Có thể nói, gỗ công nghiệp với nhiều ưu điểm vượt trội đã thay thế các loại gỗ tự nhiên và thay đổi thói quen tiêu dùng của con người. Gỗ MDF đã trở thành một loại ván gỗ ép được sử dụng rộng rãi nhất trong hiện tại.

Xem thêm: 

Bài viết liên quan
05 Dec, 2024

Hướng dẫn chọn kích thước sàn gỗ xương cá đúng chuẩn

Tìm hiểu cách chọn kích thước sàn gỗ xương cá phù hợp với không gian nội thất giúp tối ưu hóa thẩm mỹ, công năng và tạo điểm...
30 Nov, 2024

Hướng dẫn chọn kích thước sàn gỗ phù hợp với không gian sống

Tìm hiểu cách chọn kích thước sàn gỗ phù hợp để tối ưu hóa không gian sống, tránh sai lầm trong lựa chọn kích thước để đảm...
21 Nov, 2024

Trần nhựa giả gỗ cao cấp | Điểm nổi bật và báo giá chi tiết

Mẫu trần nhựa giả gỗ cao cấp đẹp không chỉ là một khoản đầu tư thông minh mà còn là cách giúp bạn tạo dựng một không gian...
21 Nov, 2024

Sàn nhựa giả gỗ Đà Nẵng: Hoàn hảo cho khí hậu nhiệt đới ẩm

Sàn nhựa giả gỗ tại Đà Nẵng không chỉ mang lại giá trị thẩm mỹ mà còn đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe về chất lượng và tính...
14 Nov, 2024

Sàn nhựa giả gỗ tại Bình Dương mẫu mã đẹp, giá tốt

Sàn gỗ nhựa tại Bình Dương nổi bật với tính năng chống nước, dễ bảo trì, thân thiện với môi trường và rất được ưa chuộng...
13 Nov, 2024

Gỗ acrylic là gì? Khám phá ứng dụng của gỗ nhựa acrylic

Với khả năng chống ẩm và dễ vệ sinh, gỗ nhựa phủ acrylic là giải pháp hoàn hảo cho các thiết kế nội thất sang trọng và bền...