Điểm qua các loại gỗ công nghiệp tốt nhất hiện nay

Với bối cảnh các nguyên liệu tự nhiên ngày càng khan hiếm thì gỗ công nghiệp đang trở thành một lựa chọn phổ biến và được sử dụng rộng rãi tại trong thiết kế nội - ngoại thất, đặc biệt là những công trình có phong cách hiện đại. Loại gỗ này được ưa chuộng với nhiều ưu điểm vượt trội như tính đồng nhất, khả năng chống cong vênh xuất sắc và khả năng bảo vệ môi trường. Ngoài ra, nó còn mang lại sự linh hoạt và đa dạng cho các phong cách thiết kế. Vậy gỗ công nghiệp là gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về các loại gỗ công nghiệp tốt nhất hiện nay trên thị trường nhé.
 

Điểm qua các loại gỗ công nghiệp tốt nhất hiện nay
 

Ván gỗ công nghiệp là gì?

Ván gỗ công nghiệp hay gỗ nhân tạo là một tập hợp các sản phẩm gỗ thứ cấp, được tạo ra bằng cách kết hợp nhiều yếu tố như sợi gỗ, bột gỗ, dăm gỗ, veneer hoặc ván gỗ cùng với chất phụ gia thông qua quy trình sản xuất hiện đại để tạo thành những tấm ván lớn. Có thể nói, loại gỗ này được sản xuất từ các nguồn gỗ thừa, vật liệu tái chế hoặc từ các phần không sử dụng của cây gỗ tự nhiên.

Các loại gỗ công nghiệp phổ biến hiện nay

Ngày nay, các loại gỗ công nghiệp đã trở thành một phần quan trọng trong ngành công nghiệp xây dựng và sản xuất những sản phẩm trang trí nội thất nhà ở. Chúng không chỉ giúp bảo vệ nguồn tài nguyên tự nhiên mà còn cung cấp một loạt các lựa chọn đa dạng và hiệu quả từ mặt kinh tế. Dưới đây, chúng ta sẽ tìm hiểu về các loại gỗ công nghiệp phổ biến hiện nay cùng với những đặc điểm và ứng dụng của chúng trong thiết kế nhà ở.

1. Gỗ công nghiệp MDF (Medium Density Fiberboard)

Gỗ MDF là một loại vật liệu xây dựng được tạo ra bằng cách kết hợp sợi gỗ, bột gỗ (tỉ lệ 75%) cùng thành phần các chất phụ gia như chất kết dính, chất bảo vệ gỗ,... sau đó sử dụng keo trộn và ép lại với nhau để tạo thành tấm ván hoàn chỉnh. Là ván sợi mật độ trung bình, MDF có nhiều loại khác nhau với độ dày phổ biến từ 3mm đến 25mm và kích thước tấm ván tiêu chuẩn là 1220mm x 2440mm. 

Với bề mặt mịn cùng khả năng liên kết keo và ốc vít tốt, MDF thường được sử dụng rộng rãi để tạo nên các vật dụng nội thất như bàn ghế, tủ hồ sơ, tủ quần áo, giường ngủ,.... Trong đó, loại MDF xanh có khả năng chống ẩm tốt, thích hợp cho những nơi ẩm ướt và tiếp xúc thường xuyên với nước như tủ bếp, vách toilet,.... Trong khi đó, MDF đỏ được ưa chuộng với khả năng chống cháy, thường sử dụng trong các văn phòng và căn hộ. 

Quy trình sản xuất MDF hiện nay thường bao gồm cả quy trình khô và quy trình ướt để tạo ra các loại vật liệu với các đặc tính khác nhau, phù hợp cho từng ứng dụng cụ thể.

2. Gỗ công nghiệp ván dăm MFC (Melamine Faced Chipboard)

Gỗ MFC là một loại vật liệu gỗ công nghiệp được sản xuất bằng cách kết hợp các mảnh gỗ chip từ các loại cây như bạch đàn, keo, cao su,... và sau đó sử dụng chất keo để ép lại với nhau. Đặc biệt, bề mặt của MFC được phủ lớp melamine - một loại chất liệu chống trầy xước, chống thấm, và tạo tính thẩm mỹ cho bề mặt gỗ.

Ưu điểm của gỗ MFC nằm ở màu sắc đa dạng, nhẹ, và dễ dàng gia công. Tuy nhiên, nó có hạn chế về độ dày và không liền lạc cũng như khả năng chống ẩm không tốt. Vì vậy, MFC thường được sử dụng cho các sản phẩm nội thất gia đình và văn phòng ở những khu vực có môi trường khô ráo như tủ quần áo, tủ đầu giường và bàn học.
 

Các loại gỗ công nghiệp
 

3. Gỗ công nghiệp HDF (High Density Fiberboard)

Gỗ HDF là một nguyên liệu chất lượng cao được tạo ra từ bột gỗ tự nhiên thu thập ở rừng trồng nguyên khối. Thành phần chính chứa khoảng 80 - 85% bột gỗ tự nhiên và có độ dày phổ biến từ 6 - 24mm. Với tỷ lệ bột gỗ cao như vậy, gỗ HDF đạt tiêu chuẩn cao về độ bền, độ cứng, đồng thời không gây hại cho môi trường và sức khỏe con người. Loại gỗ này mịn, nhẵn, có khả năng chống ẩm, chống trầy xước tốt,... giúp tạo ra những sản phẩm nội thất có độ bền cao.

Ứng dụng của HDF rất đa dạng từ việc làm sàn nhựa ngoài trời, cửa ra vào, cho đến các sản phẩm nội thất cao cấp trong gia đình như tủ bếp, tủ quần áo và các quầy kệ văn phòng. Mặc dù giá của HDF cao hơn so với MDF và MFC, nhưng đem lại chất lượng cũng như độ bền cao hơn trong việc làm đồ nội thất.

4. Gỗ ép (Plywood)

Gỗ ép là một loại vật liệu gỗ công nghiệp được tạo ra bằng cách xếp chồng nhiều lớp ván mỏng có cùng kích thước, theo thớ vân gỗ của từng lớp và kết hợp chúng lại với nhau. Chất lượng của gỗ ép có thể khác nhau tùy thuộc vào mục đích sử dụng và số lượng lớp ván được ép lại. Loại gỗ này thường có tính dẻo dai, không cong vênh, khả năng chống thấm và chịu nước tốt hơn nhiều so với MDF và MFC.

Gỗ Plywood xuất hiện trong hầu hết các sản phẩm nội thất trên thị trường như bàn ghế, tủ bếp, tủ áo, vách ngăn, giường... Đặc biệt, nhờ tính dẻo dai và khả năng chịu lực cao, gỗ ép thường được sử dụng trong những nơi cần độ ổn định cao.
 

Ván gỗ công nghiệp
 

5. Gỗ công nghiệp ghép thanh 

Gỗ ghép thanh là sản phẩm gỗ được tạo ra bằng cách kết dính và ghép nhiều thanh gỗ tự nhiên lại với nhau. Quá trình sản xuất bao gồm nhiều công đoạn như cắt ghép, xử lý bề mặt, chà bóng, sơn phủ và kết dính bằng keo, cuối cùng tạo thành một tấm gỗ có kích thước lớn.

Tùy thuộc vào mục đích sử dụng và thiết kế của sản phẩm, gia chủ có thể chọn nhiều kiểu ghép thanh khác nhau, bao gồm song song, kiểu ghép giác, ghép mặt (ghép đầu nối, ghép finger) và ghép cạnh. Nhờ tính năng bền bỉ mà loại gỗ công nghiệp này được sử dụng để sản xuất đồ nội thất gia đình và văn phòng.

6. Gỗ công nghiệp tấm compact (gỗ nhựa)

Vật liệu này có tên gọi là tấm compact, xuất phát từ một tấm cứng, chủ yếu được làm từ bột gỗ tự nhiên và nhựa. Quá trình sản xuất bắt đầu bằng việc sử dụng một tấm nền giấy kraft, sau đó áp dụng lớp dung dịch nhựa và các phụ gia khác lên bề mặt tấm này. Tiếp theo, tấm compact sẽ trải qua quá trình nén ép ở nhiệt độ và áp suất cao. Sau cùng, bề mặt của tấm compact được phủ lớp hoa văn để tạo ra các mẫu mã và thiết kế đa dạng.

Ưu điểm của vật liệu này là có sự đa dạng trong thiết kế và không bị giới hạn bởi các mẫu mã. Nó cũng có khả năng uốn cong, giúp tạo ra những không gian độc đáo và sáng tạo. Gỗ nhựa được ứng dụng rộng rãi trong việc sản xuất đồ nội thất gia đình, văn phòng, sản phẩm quảng cáo và được sử dụng làm cốt phủ cho các loại tấm Acrylic khác.
 

Các loại ván gỗ công nghiệp
 

Trên đây là nội dung mà P&A muốn chia sẻ đến bạn về các loại ván gỗ công nghiệp phổ biến trên thị trường hiện nay. Hy vọng qua những thông tin mà chúng tôi cung cấp, bạn đã có cái nhìn tổng quan về vật liệu nhân tạo này, từ đó đưa ra quyết định thông minh trong việc lựa chọn loại gỗ phù hợp với nhu cầu và khả năng tài chính của mình. Nhìn chung, gỗ công nghiệp có nhiều đặc tính vượt trội lại có giá cả phải chăng hơn nhiều so với gỗ tự nhiên. Vậy nên đây được xem là lựa chọn lý tưởng trong các ứng dụng đòi hỏi tính ổn định và khả năng chống ẩm cao.

Xem thêm:

Bài viết liên quan
03 Oct, 2024

Các mẫu sàn gỗ màu nâu đỏ đẹp mê hoặc, sang trọng và ấm áp

Bạn đã bao giờ bị cuốn hút bởi vẻ đẹp ấm áp, sang trọng của những căn phòng với sàn gỗ màu nâu đỏ? Màu sắc này mang đến...
26 Sep, 2024

Hướng dẫn cách phối màu sàn gỗ để tôn lên vẻ đẹp ngôi nhà

Việc phối màu màu sàn gỗ phù hợp sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến cảm nhận tổng thể về ngôi nhà, tạo nên sự hài hòa trong không...
19 Sep, 2024

Sàn gỗ màu sáng tạo không gian sống tươi mới, hiện đại

Hướng dẫn chọn sàn gỗ màu sáng đẹp và phù hợp với mọi không gian sống mang đến sự tươi mới, hiện đại cho thiết kế nội...
10 Sep, 2024

Phong thủy phòng khách: Hướng dẫn từ A-Z giúp gia tăng vận khí

Tìm hiểu những nguyên tắc phong thủy phong khách cơ bản từ vị trí, hướng cho đến cách bày trí nội thất để thu hút năng lượng...
09 Sep, 2024

Tổng hợp những màu sàn gỗ đẹp và hot nhất hiện nay

Khám phá các màu sàn gỗ đẹp mắt giúp tạo nên không gian sống lý tưởng từ những tone màu ấm áp đến tự nhiên phù hợp với nhiều...
29 Aug, 2024

Điểm danh top 10 mẫu sàn gỗ đẹp, hiện đại, mới nhất 2024

Lựa chọn mẫu sàn gỗ không chỉ cần dựa trên yếu tố thẩm mỹ mà còn phải cân nhắc đến các tiêu chí quan trọng như độ dày, khả...