Trần nhựa là một trong những vật liệu được sử dụng rộng rãi trong việc trang trí nội thất. Tuy nhiên thì không phải ai cũng hiểu rõ về trần nhựa là gì và các loại tấm trần nhựa đang được sử dụng phổ biến hiện nay. Vì vậy mà trong bài viết này, chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn những thông tin quan trọng về trần nhà nhựa để mọi người có thêm kinh nghiệm khi lựa chọn vật liệu thích hợp cho ngôi nhà của mình nhé.
Mục lục [Ẩn]
Trần nhựa là loại trần sử dụng các tấm ốp bằng nhựa nhẹ, có đặc tính mềm dẻo và bền đẹp. Nếu chỉ nhìn bằng mắt thường, sẽ rất khó để bạn có thể phân biệt trần nhà nhựa với gỗ thật. Chỉ khi chạm vào sản phẩm thì bạn mới có thể nhận ra sự khác biệt giữa chúng.
Đây cũng chính là lý do mà việc sử dụng trần nhựa trong thiết kế nội thất sẽ biến không gian nhà bạn trở nên cuốn hút, ấn tượng và mang vẻ đẹp tự nhiên. Không chỉ sử dụng cho nhà ở, tấm trần nhà nhựa còn là vật liệu lý tưởng cho các thiết kế văn phòng, giảng đường, cơ sở khám chữa bệnh,... nhằm tạo ra không gian thoải mái và dễ chịu cho người dùng.
Như đã đề cập ở trên, trần nhựa có nhiều ưu điểm vượt trội so với các vật liệu khác. Tuy nhiên, bạn cũng cần phải nhận thức được những nhược điểm của nó để có thể lựa chọn và sử dụng đúng cách.
Là một trong những vật liệu được nhiều người ưa chuộng, ốp trần nhựa mang lại nhiều ưu điểm sau:
- Tính thẩm mỹ: Tấm nhựa ốp trần được thiết kế với đa dạng màu sắc, kiểu dáng và hoa văn để giúp cho không gian nội thất trở nên đẹp mắt, sang trọng. Bạn có thể tùy chọn ốp trần nhựa theo phong cách thiết kế nội thất của căn nhà mình sao cho phù hợp với nhu cầu, sở thích.
- Trọng lượng nhẹ và dễ thi công: So với các vật liệu khác như gỗ hay đá, tấm trần nhựa có trọng lượng nhẹ hơn nhiều và điều này cũng giúp cho việc lắp đặt trở nên dễ dàng hơn. Bạn có thể tự lắp đặt trần nhà nhựa một cách đơn giản mà không cần phải tốn nhiều chi phí thuê thợ.
- Độ bền cao: Tấm nhựa ốp trần có đặc tính chịu được áp lực và va đập tốt, điều này giúp cho nó có tuổi thọ lâu dài hơn so với các vật liệu khác. Nếu được bảo trì và vệ sinh đúng cách, trần nhà nhựa có thể sử dụng trong nhiều năm liền mà không bị xuống cấp.
Bên cạnh những ưu điểm vừa được chia sẻ, tấm trần nhựa cũng có một số nhược điểm mà người dùng cần lưu ý trước khi quyết định sử dụng:
- Khó khăn trong việc lắp đặt đèn: Một số tấm nhựa ốp trần có độ dày không đủ để lắp đặt đèn trang trí, điều này có thể khiến cho không gian thiếu ánh sáng hoặc phải thay đổi lại thiết kế vị trí đèn.
- Dễ bị bám bụi, trầy xước: Mặc dù có độ bền cao nhưng tấm trần nhựa cũng dễ bị bám bụi, trầy xước nếu không được bảo trì và vệ sinh đúng cách. Vì vậy, bạn cần phải chọn loại ốp trần nhựa có độ bền cao và liên hệ đơn vị thi công uy tín để đảm bảo chất lượng công trình.
Với những ưu điểm vượt trội mà hiện nay, có rất nhiều loại trần nhựa đang được sử dụng phổ biến trong trang trí nội thất. Dưới đây chính là một số loại trần nhà nhựa thịnh hành mà bạn có thể tham khảo:
Khi lựa chọn tấm nhựa ốp trần dựa trên chất liệu, bạn hãy ưu tiên một trong số các loại ốp trần nhựa sau:
Trần gỗ nhựa là tấm ốp được tạo ra từ sự kết hợp giữa hai thành phần là gỗ và nhựa PVC. Chính nhờ sự kết hợp trên mà loại trần nhựa này sẽ mang lại vẻ đẹp tự nhiên của gỗ cùng với tính thẩm mỹ và dễ thi công của nhựa. Với sự thịnh hành của loại vật liệu này mà hiện nay, bạn có thể tìm thấy nhiều màu sắc và hoa văn khác nhau của các mẫu trần gỗ nhựa trên thị trường.
Trần gỗ nhựa màu vàng cam trẻ trung
Tấm nhựa ốp trần gỗ sang trọng với gam màu tựa gỗ tự nhiên
Trần nhà lam gỗ nhựa với thiết kế đơn giản, sang trọng
Tấm nhựa ốp trầnvới vân gỗ y hệt tự nhiên
Trần nhựa PVC được sản xuất từ nhựa polyvinyl chloride kết hợp với các thành phần khác nhau để tạo ra các tấm trần nhựa có độ bền cao cùng tính thẩm mỹ đa dạng. Loại ốp trần nhựa này có thể được chế tạo thành các hình dạng và màu sắc khác nhau, từ các mẫu giả đá, vân gỗ cho đến những màu sắc đơn sắc tươi sáng. Cụ thể:
- Tấm trần ốp nhựa PVC vân đá: Sở hữu công nghệ 4 lớp tiên tiến, tấm trần nhựa PVC vân đá giúp mang lại bề mặt vân rõ đẹp, sáng bóng và có thể uốn cong mà không bị vỡ hay rạn lớp UV. Ngoài ra, sản phẩm còn giúp dễ dàng vận chuyển, thi công và giảm thiểu tình trạng nứt vỡ, hao hụt.
- Trần ốp nhựa vân gỗ: Được thiết kế với khuôn mẫu Elip độc quyền nên tấm ốp tường vân gỗ có độ cứng vượt trội và chịu va đập mạnh. Đặc biệt, bề mặt phủ vân gỗ Laminate còn mang đến cảm giác chân thực của từng thớ gỗ ngay khi bạn chạm vào.
- Trần nhựa PVC đơn sắc: Nếu bạn không thích có hoa văn thì trần nhà nhựa PVC cũng sẽ đáp ứng cho bạn một cách hoàn hảo. Thiết kế đơn sắc đơn giản giúp mang lại phong cách tối giản nhưng đồng thời cũng tạo nên không gian hiện đại cho ngôi nhà.
Tấm trần nhựa PS được làm từ hạt nhựa polystyrene có bề mặt phủ lớp cánh gián nhỏ, mục đích giúp cho nó có độ bền cao và khả năng chịu va đập tốt. Loại trần nhựa này cũng có đa dạng mẫu mã và kiểu dáng khác nhau, từ những mẫu trơn phẳng cho đến mẫu hoa văn 3D độc đáo để bạn chọn lựa.
Trần ốp nhựa SPC (Stone Plastic Composite) được sản xuất từ hạt nhựa PVC, bột đá và các chất phụ gia để mang lại vẻ đẹp tự nhiên và độ bền cao. Một điều đặc biệt là loại trần nhà nhựa này có khả năng chống trầy xước và chịu được ánh sáng mặt trời nhiều hơn so với các loại trần nhựa khác trên thị trường.
Bên cạnh chất liệu thì kiểu dáng của trần ốp nhựa cũng là vấn đề được nhiều người quan tâm. Theo đó, dưới đây chính là các mẫu trần nhà nhựa với kiểu dáng phổ biến trên thị trường.
Trần nhà nhựa thả là loại trần nhà nhựa được treo lên từ trần và được ghép lại với nhau thành một tấm nhựa lớn thả xuống. Loại trần này có tính năng giảm ồn, chống nóng hiệu quả và trọng lượng cực kỳ nhẹ nên rất được người dân ưa chuộng.
Trần nhà nhựa chìm là loại trần được lắp đặt chìm vào khung xương phào, giúp cho bề mặt trần trở nên phẳng với tường và các vật dụng trong không gian. Mẫu trần nhựa này được sử dụng nhiều trong việc trang trí nội thất để giúp không gian trở nên hiện đại và sang trọng.
Trần nhựa lam sóng là một loại vật liệu trang trí nội thất được sản xuất từ nhựa PVC. Đặc điểm chính của nó chính là bề mặt có cấu trúc sóng lam giúp tạo ra hiệu ứng thị giác độc đáo, sinh động khi nhìn vào. Thông thường, tấm trần nhựa lam sóng sẽ được sử dụng để tạo điểm nhấn trong thiết kế nội thất để mang lại sự hiện đại, sang trọng cho không gian sống.
Đúng như tên gọi của nó, trần nhựa phẳng có bề mặt trần hoàn toàn phẳng và không có bất kỳ đường nét hoa văn hay kết cấu nào. Loại trần này thường được sử dụng trong những không gian nội thất đề cao phong cách tối giản nhưng hoàn toàn không mang cảm giác tẻ nhạt.
Trần nhà nhựa 3D được sản xuất với công nghệ in 3D, giúp cho bề mặt trần có thể tái tạo hình ảnh và hoa văn sống động. Loại trần này mang đến sự mới lạ và độc đáo cho không gian nội thất của bạn. Hiện nay, trần nhà nhựa 3D cũng thường được kết hợp với các họa tiết, hoa văn đa dạng như vân gỗ, giả đá để gia tăng sự thẩm mỹ cho ngôi nhà.
Việc thi công trần nhựa đúng cách là rất quan trọng để đảm bảo chất lượng và tuổi thọ của trần nhà nhựa. Dưới đây là các bước cơ bản để thi công tấm trần nhựa theo đúng tiêu chuẩn.
Bước đầu tiên khi thi công ốp trần là tính toán chiều cao chính xác của không gian để đặt trần một cách hợp lý. Đối với các ngôi nhà có mái tôn hoặc mái Fibro ximăng, khoảng cách lý tưởng giữa đỉnh mái và trần nhà nhựa thường từ 1,5m trở lên để đảm bảo hiệu quả chống nóng tốt nhất. Trong khi đó, với mái bê tông thì khoảng cách tối thiểu từ mái xuống lớp trần sẽ là 0,5m.
Sau khi xác định khoảng cách cần lắp đặt, bạn hãy lắp khung xương phào và gắn chúng chặt vào 4 bức tường bằng sử dụng đinh vít. Khung này sẽ giữ và định vị các tấm trần trên trần nhà một cách chắc chắn.
Trong quá trình này, bạn cũng cần duy trì khoảng cách từ 80cm đến 100cm giữa các thanh xương tùy thuộc vào kích thước không gian cụ thể. Nếu nhà có mái tôn hoặc mái Fibro, bạn có thể dùng dây thép phù hợp với kích thước của trần để treo khung trần lên xà gồ mái. Trong trường hợp là mái là bê tông thì bạn có thể dùng Fat 2 lỗ để treo lên mặt trần.
Sau khi đã gắn chặt khung xương, bước tiếp theo mà bạn cần làm là lắp các tấm trần nhựa lên khung. Các tấm này thường được sản xuất với kích thước tiêu chuẩn nên bạn cần đo chiều rộng cần lắp và chọn tấm có chiều dài phù hợp. Thông thường, các tấm sẽ có độ dài khác nhau từ 1m5, 1m8,... đến 4m, 4m2,... để giúp bạn lựa chọn dễ dàng.
Trong quá trình lắp thì bạn cũng cần chú ý làm sao cho hèm khóa của các tấm ăn khớp với nhau. Mục đích chính là để trần được lắp chắc chắn và không bị bung hoặc rơi khi sử dụng.
Bạn đang tìm kiếm một giải pháp trang trí nội thất với vẻ đẹp ấn tượng và tiết kiệm chi phí? Hãy đến với P&A - đối tác đáng tin cậy cho dịch vụ lắp đặt trần nhựa chất lượng cao!
Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành xây dựng và trang trí nội thất, P&A cam kết mang đến cho bạn không gian sống hoàn hảo nhất. Chúng tôi tự hào là địa chỉ tin cậy với dịch vụ thi công chuyên nghiệp, đội ngũ kỹ thuật viên lành nghề và sự tận tâm trong từng chi tiết.
Trần nhựa giả gỗ của chúng tôi không chỉ là sự lựa chọn tinh tế về mặt thiết kế mà còn mang lại tính tiện ích và bền bỉ. Với một loạt các mẫu mã và màu sắc đa dạng, từ vân gỗ tự nhiên đến vân gỗ hiện đại, chúng tôi cam kết đáp ứng mọi nhu cầu lắp đặt của bạn.
Ngoài ra, P&A cũng hiểu rằng vấn đề chi phí luôn là nỗi lo lắng của khách hàng khi sử dụng dịch vụ. Vậy nên chúng tôi cam kết sẽ luôn mang đến mức giá phù hợp và được tính dựa trên diện tích, vật liệu mà quý khách lựa chọn. Do đó, để được báo giá trần nhựa giả gỗ chi tiết và tư vấn cụ thể hơn về dịch vụ thì bạn hãy liên hệ ngay cho P&A thông qua địa chỉ liên hệ bên dưới nhé:
CÔNG TY TNHH TRANG TRÍ NỘI NGOẠI THẤT P&A
- Văn Phòng Giao Dịch: 77A Đường số 77, Phường Tân Quy, Quận 7, Tp.HCM
- Hotline / Zalo 24/7: 0938 966 660
- Email: phongpt.pa@pacons.com.vn
- Website: www.pacons.com.vn
Như vậy, P&A vừa giúp bạn giải đáp tất tần tật các thông tin liên quan đến trần nhựa và những loại trần nhà nhựa phổ biến hiện nay. Hi vọng những thông tin trong bài viết này sẽ giúp bạn hiểu hơn về trần nhựa là gì và có thể lựa chọn một loại trần phù hợp với không gian nội thất của mình.
Xem thêm: