Sàn gỗ tự nhiên là gì? Đặc điểm, ứng dụng của sàn gỗ tự nhiên

Từ xưa đến này, sàn gỗ tự nhiên luôn là sự lựa chọn ưa thích của nhiều người không chỉ vì vật liệu này giúp gia chủ tạo nên một nơi sang trọng và đẳng cấp mà còn bởi khả năng đem đến không gian gần gũi với tự nhiên. Do đó, không ít công trình từ những ngôi nhà ấm cúng đến các khu biệt thự lớn đều ưu ái sử dụng sàn gỗ để làm đẹp không gian. Tính chất thiên nhiên ẩn sau lớp ván gỗ không chỉ mang đến vẻ đẹp mà còn đem lại cảm giác thoải mái và thư thái cho mọi người. Vậy sàn gỗ tự nhiên là gì? Trong bài viết này hãy cùng chúng tôi tìm hiểu đặc điểm và ứng dụng của loại ván sàn này nhé.
 

Đặc điểm - Ứng dụng của sàn gỗ tự nhiên
 

Mục lục [Ẩn]

Sàn gỗ tự nhiên là gì?

Sàn gỗ tự nhiên là một loại vật liệu lót sàn có nguồn gốc hoàn toàn từ tự nhiên, đã được sử dụng rất lâu đời và phổ biến ở Việt Nam, nổi bật với tính thẩm mỹ cao cùng sự quyến rũ đặc trưng nên làm cho mỗi không gian đều tỏa sáng theo phong cách độc đáo.

Các loại cây gỗ đạt đến tuổi trưởng thành như Sồi Trắng, Căm Xe, Gỗ Hương, Giá Tỵ, Gõ Đỏ, Chiu Liu,... sẽ được khai thác để tạo thành ván sàn. Do đó, ván lát sàn gỗ tự nhiên không chỉ mang đến vẻ đẹp tinh tế và sang trọng mà còn đem lại giá trị kinh tế cao, đồng thời phản ánh sự quý phái cũng như đẳng cấp cho ngôi nhà.

Cấu tạo sàn gỗ tự nhiên

Gỗ tròn được cắt xẻ thành để tạo thành các tấm ván theo kích thước tiêu chuẩn, sau đó trải qua các công đoạn sấy, bào, mài nhẵn, xẻ hèm, sơn phủ 6 lớp sơn UV của Đức và các lớp phụ chống xước cho bề mặt sàn. Với thành phần 100% gỗ tự nhiên nguyên thanh thì cấu tạo sàn gỗ tự nhiên chi tiết như sau:

- Bề mặt được sơn phủ 6 lớp sơn UV của Đức có nguồn gốc từ thực vật an toàn, mang lại độ bóng tuyệt vời và khả năng chống trầy xước cao.

- Được trang bị các lớp phụ nhằm chống trầy xước và mài mòn hiệu quả. 

- Hệ thống hèm khóa âm - dương thiết kế đơn giản, giúp kết nối các tấm sàn gỗ với nhau một cách thuận tiện.

- Mặt đáy được thiết kế với các đường rãnh nhằm ngăn chặn sự cong vênh khi môi trường thay đổi độ ẩm.
 

Sàn gỗ tự nhiên
 

Những ưu và nhược điểm nổi bật của sàn gỗ tự nhiên

Sàn gỗ tự nhiên là một lựa chọn phổ biến trong việc trang trí nội thất nhờ vào vẻ đẹp tự nhiên và sự ấm áp mà vật liệu mang lại. Tuy nhiên thì cũng giống với các loại vật liệu lát sàn khác, đặc điểm sàn gỗ tự nhiên cũng đi kèm với những ưu và nhược điểm riêng. 

Ưu điểm của sàn gỗ tự nhiên

Một trong những ưu điểm nổi bật của sàn gỗ tự nhiên là tính cổ điển và không bao giờ lỗi thời. Dù có những biến động về kiểu dáng, thiết kế nhưng sàn gỗ vẫn duy trì sự tinh tế và vẻ đẹp của mình, thậm chí còn gia tăng giá trị theo thời gian.

- Khả năng chịu lực tốt, khó bị nứt vỡ hay cong vênh nhờ vào việc sử dụng lớp sơn UV chống xước. 

- Tính biến nhiệt của gỗ tự nhiên giúp duy trì sự ấm áp trong mùa đông và mát mẻ vào mùa hè, tạo điều kiện thoải mái cho môi trường sống. 

- Khả năng hấp thụ khí độc và mang đến vẻ đẹp đa dạng với những đường vân tự nhiên.

- Việc lắp đặt sàn gỗ tự nhiên trở nên đơn giản hơn nhờ vào hèm khóa tiện lợi, mà không cần sử dụng hệ khung xương hay đinh vít.

- Có thể được đánh bóng, tái sử dụng và làm mới nhiều lần khi bề mặt trải qua các vết xước.

- Tuổi thọ lên đến hàng chục năm và vẫn giữ được màu sắc ban đầu theo thời gian.

- Có nhiều kiểu dáng độc đáo như hình xương cá, hoa văn lắt,... để tạo nên không gian sống phong cách

- Một số dòng sản phẩm như Sàn gỗ Pơ Mu hay Sàn gỗ Giáng Hương không chỉ mang lại sự tự nhiên mà còn phát tán hương thơm dễ chịu, tạo cảm giác tốt khi lắp đặt trong các không gian như phòng ngủ, phòng thiền hay phòng thờ.

- Đa dạng kích thước và nhiều loại gỗ tự nhiên giúp bạn thoải mái sự lựa chọn.

- Được làm hoàn toàn từ gỗ tự nhiên nguyên thanh nên an toàn cho sức khỏe con người.

Nhược điểm của sàn gỗ tự nhiên

Dưới đây là một số nhược điểm của gỗ tự nhiên mà bạn cần biết trước khi lựa chọn loại vật liệu này cho công trình:

- Mặc dù gỗ tự nhiên có thể phản ứng tốt với các yếu tố như cong vênh, giãn nở và thậm chí là thay đổi màu sắc nhưng vẫn kém hơn nhiều so với các loại vật liệu nhân tạo như gỗ nhựa, gỗ xi măng, gỗ công nghiệp,....

- Sàn gỗ tự nhiên rất dễ bắt lửa, cháy lan và khi gặp nóng thường tạo thành các đốm đen trên bề mặt. Do đó, chủ nhà cần lưu ý tránh đặt các vật nóng trực tiếp lên bề mặt sàn để hạn chế tình trạng hình thành đốm đen không mong muốn.

- Giá sàn gỗ tự nhiên thường cao hơn so với các loại vật liệu nhân tạo có vẻ đẹp tương tự.
 

Giá sàn gỗ tự nhiên
 

Những ứng dụng của sàn gỗ tự nhiên

Khác với các loại sàn gỗ nhân tạo, đặc điểm sàn gỗ tự nhiên đặt ra những yêu cầu cao về không gian thi công, điều này xuất phát từ độ chịu nước kém của gỗ tự nhiên cũng như khả năng thích nghi với điều kiện thời tiết chưa thực sự tốt. Do đó, ứng dụng của sàn gỗ tự nhiên khá hạn chế, thường được ưu tiên sử dụng trong các môi trường khô thoáng, ít tiếp xúc với ánh sáng mặt trời như lát sàn phòng khách, phòng sinh hoạt, phòng ngủ, phòng làm việc hay phòng thờ,....

Tại sao sàn gỗ nhựa đang dần thay thế sàn gỗ tự nhiên?

So với gỗ tự nhiên, sàn gỗ nhựa được đánh giá cao với nhiều ưu điểm như khả năng chống chọi với điều kiện thời tiết, tính chống thấm nước hoàn toàn,.... Trong đó, khả năng thấm nước không chỉ ngăn chặn sự bong tróc, mối mọt và hỏng hóc của sản phẩm trong quá trình sử dụng mà còn mang lại sự tin tưởng cho người tiêu dùng.

Việt Nam là đất nước có khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm quanh năm nên vì lẽ đó mà khi sử dụng các loại sàn gỗ tự nhiên, bạn sẽ phải đối mặt với lo lắng về chất lượng của nội thất bởi chúng thường bị bong tróc, mối mọt hay cong vênh. Đặc biệt là ở những khu vực tiếp xúc nhiều với nước và ánh nắng mặt trời như cửa ra vào hay sàn nhà vệ sinh. Tuy nhiên thì hiện nay, các loại gỗ nhựa ngoài trời đã giải quyết triệt để những vấn đề này và ngoài ra, nó còn có thể duy trì được vẻ đẹp ban đầu sau một thời gian dài sử dụng.

Bên cạnh đó, có một ưu điểm đáng chú ý là giá sàn nhựa ngoài trời có phần thấp hơn rất nhiều so với gỗ tự nhiên nên phù hợp với mọi điều kiện kinh tế gia đình, bạn có thể lắp đặt sàn gỗ nhựa ở bất cứ nơi nào mình muốn, không lo tác động của thời tiết và thời gian mà vẫn đảm bảo tính thẩm mỹ lâu dài cho công trình.

Sàn nhựa ngày nay không chỉ thay thế gỗ tự nhiên mà còn mở rộng ứng dụng cho nhiều vị trí khác nhau trong các công trình nội ngoại thất. Công trình sử dụng vật liệu gỗ nhựa composite không chỉ mang lại sản phẩm "kiến trúc xanh" bảo vệ môi trường một cách hiệu quả, hạn chế khai thác tài nguyên rừng mà còn mang lại tính kinh tế cao. 
 

Sàn gỗ tự nhiên giá rẻ
 

Trên đây là nội dung mà P&A đã tổng hợp nhằm cung cấp cho bạn một cái nhìn toàn diện về đặc điểm và ứng dụng của sàn gỗ tự nhiên trên thị trường hiện nay. Có thể thấy, sự đa dạng trong vân gỗ cũng như tính năng của sản phẩm này mang lại nhiều lựa chọn cho người tiêu dùng, từ đó đáp ứng tốt nhu cầu đa dạng trong xây dựng. Hi vọng qua bài viết này, bạn sẽ có thêm kinh nghiệm chọn mua đúng loại vật liệu để trang trí cho nhà cửa hay văn phòng của mình. 

Xem thêm:

Bài viết liên quan
01 Nov, 2024

15+ mẫu mặt tiền văn phòng đẹp, ấn tượng và hợp xu hướng

Mặt tiền tòa nhà văn phòng đẹp không chỉ phản ánh phong cách và đẳng cấp của thương hiệu mà còn tạo nên dấu ấn sâu sắc trong...
10 Oct, 2024

Sàn gỗ quán cafe | Phân loại, báo giá và các mẫu đẹp nhất

Bạn lo lắng về chi phí lát sàn gỗ quán cafe cao nhưng không hiệu quả? Tìm hiểu cách chọn sàn gỗ đúng để tiết kiệm và tối ưu hóa...
03 Oct, 2024

Các mẫu sàn gỗ màu nâu đỏ đẹp mê hoặc, sang trọng và ấm áp

Bạn đã bao giờ bị cuốn hút bởi vẻ đẹp ấm áp, sang trọng của những căn phòng với sàn gỗ màu nâu đỏ? Màu sắc này mang đến...
26 Sep, 2024

Hướng dẫn cách phối màu sàn gỗ để tôn lên vẻ đẹp ngôi nhà

Việc phối màu màu sàn gỗ phù hợp sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến cảm nhận tổng thể về ngôi nhà, tạo nên sự hài hòa trong không...
19 Sep, 2024

Sàn gỗ màu sáng tạo không gian sống tươi mới, hiện đại

Hướng dẫn chọn sàn gỗ màu sáng đẹp và phù hợp với mọi không gian sống mang đến sự tươi mới, hiện đại cho thiết kế nội...
10 Sep, 2024

Phong thủy phòng khách: Hướng dẫn từ A-Z giúp gia tăng vận khí

Tìm hiểu những nguyên tắc phong thủy phong khách cơ bản từ vị trí, hướng cho đến cách bày trí nội thất để thu hút năng lượng...