Lát sàn nội thất là một trong những yếu tố quan trọng giúp tạo nên không gian sống đẹp và sang trọng cho ngôi nhà. Tuy nhiên, trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại vật liệu lát sàn nội thất khác nhau như gỗ, gỗ nhựa, đá tự nhiên, sàn gạch,.... Với sự đa dạng này, nhiều gia chủ gặp khó khăn trong việc chọn lựa loại sàn phù hợp với nhu cầu và phong cách thiết kế của ngôi nhà. Vì vậy nên trong bài viết này, chúng tôi sẽ giới thiệu đến bạn top 8 loại vật liệu lát sàn nội thất nhà ở tốt nhất hiện nay với những ưu và nhược điểm riêng biệt để bạn có thể tham khảo.
Mục lục [Ẩn]
Sàn nhựa giả gỗ là một trong những sản phẩm nội thất sàn gỗ được sử dụng rộng rãi trong thiết kế nhà ở hiện đại. Với thành phần chính là nhựa nguyên sinh cùng với bột gỗ và các chất phụ gia khác, sản phẩm này mang lại nhiều ưu điểm vượt trội như cách âm, cách nhiệt, tính chống ẩm mốc, chống cháy, không bị cong vênh và khả năng chống nước cao. Không chỉ thế, gỗ nhựa còn có khả năng chống tĩnh điện và miễn nhiễm với các vi khuẩn. Ngoài ra, sản phẩm được cấu trúc 5 lớp nên có độ bền cao, tuổi thọ lên đến 20 - 30 năm, an toàn cho người sử dụng và thân thiện với môi trường.
Tuy nhiên, nhược điểm của loại sàn này là không đạt được sự tự nhiên như loại vân gỗ thật và không có khả năng điều chỉnh ”mát mùa hè, ấm mùa đông” như sàn gỗ thông thường. Mặc dù vậy, với giá thành vừa phải và sự đa dạng về mẫu mã, sàn nhựa giả gỗ vẫn là sự lựa chọn phù hợp cho những ai mong muốn tạo nên không gian sống hiện đại và tiện nghi.
Từ ngày xưa, gỗ tự nhiên luôn là lựa chọn hàng đầu của nhiều gia đình khi lát sàn nhà. Bởi vì không chỉ đẹp mắt và sang trọng, sàn gỗ tự nhiên còn có khả năng chống trơn trượt, độ dày từ 15mm đến 18mm và có thể chịu được các tác động bên ngoài. Với khả năng giữ ấm vào mùa đông và mát mẻ vào mùa hè cùng hoa văn gỗ trang nhã, sàn gỗ tự nhiên còn có thể có độ bền lên đến 50 năm.
Tuy nhiên, chi phí của gỗ tự nhiên thường không hề rẻ, nhất là những loại gỗ quý, do đó các gia chủ thường lựa chọn gỗ nhựa thay vì gỗ tự nhiên để trang bị cho nhà của mình. Ngoài ra, các vấn đề như độ ẩm và chống nước cũng là điểm đáng lưu ý khi lắp đặt sàn gỗ tự nhiên. Cùng với tính cong vênh và không đồng nhất, việc thi công và bảo trì có thể gặp phải nhiều khó khăn.
Sàn bằng ván gỗ công nghiệp được tạo ra bằng cách ép chặt những vụn gỗ lại với nhau, đây là một phương pháp tận dụng nguyên liệu và có tính thân thiện với môi trường. Với nhiều mẫu mã và màu sắc khác nhau, nội thất sàn gỗ công nghiệp mang đến cho không gian nhà ở một vẻ đẹp sang trọng và mộc mạc. Bên cạnh đó, độ bền màu của gỗ công nghiệp cũng cao hơn so với sàn gỗ tự nhiên, phù hợp với không gian phòng khách và phòng ngủ.
Tuy nhiên, ván gỗ công nghiệp cũng có nhược điểm là bề mặt sàn có thể chống nước tốt, nhưng khi gặp độ ẩm cao trong môi trường sử dụng lâu dài thì dễ bị mốc, phồng rộp và hư hỏng. Để tránh tình trạng này, người sử dụng nên vệ sinh gỗ công nghiệp bằng các lau bề mặt bằng giẻ mềm và không sử dụng các chất tẩy rửa mạnh để giữ cho sàn được sạch sẽ và bền lâu. Ngoài ra, vật liệu được cấu tạo từ vụn gỗ nên chịu lực thấp và độ bền không cao.
Gạch men ceramic được sử dụng rộng rãi và thông dụng cho nhiều không gian nhà ở hiện nay. Loại vật liệu này được chế tạo từ đất nung với có đặc tính cứng, lạnh tạo cảm giác mát mẻ nên rất phù hợp với khí hậu nắng nóng của Việt Nam.
Vật liệu lát sàn này có độ cứng cao, không bị cong vênh và rất dễ vệ sinh. Đây cũng là một vật liệu chống cháy, có lớp chống tĩnh điện và chống ẩm tốt, giúp giữ cho không gian nội thất luôn khô ráo và thoáng mát. Với nhiều kích cỡ, họa tiết và màu sắc đa dạng, loại gạch này phù hợp để lát cho toàn bộ không gian trong ngôi nhà. Một điểm cộng của gạch men là giá thành thấp hơn nhiều so với các loại vật liệu khác như đá tự nhiên hay gỗ công nghiệp.
Tuy nhiên, đôi khi việc lắp đặt sàn gạch men có thể gặp khó khăn do tính năng chống thấm kém và khả năng chịu tải không cao bằng các loại gạch khác. Thông thường, gạch men ceramic được liên kết bằng vữa xi măng để đảm bảo độ bền và đường nét chắc chắn. Bên cạnh đó, do hơi mỏng nên gạch dễ bị nứt, vỡ khi sử dụng.
Gạch Porcelain là loại gạch lát sàn cao cấp và có khả năng chống thấm tốt hơn so với loại gạch men thông thường, bởi vì trong đất sét tạo ra gạch Porcelain có ít tạp chất hơn. Loại gạch này cũng được làm từ cùng chất liệu với Ceramic, mang đến vẻ đẹp sang trọng cho không gian nội thất. Khác vpaới gạch men, Porcelain có xương gạch màu trắng. Sản phẩm này thường được sử dụng làm vật liệu ốp sàn sân vườn và sàn nhà do khả năng chống thấm và bền bỉ hơn.
Ưu điểm của loại gạch này là tính chịu lực cao và khả năng chống trầy xước. Với khả năng chống thấm nước ít hơn 0.05%, Porcelain phù hợp cho mọi không gian sử dụng. Ngoài ra, loại gạch này có đa dạng về mẫu mã, kích thước, từ đó giúp gia chủ có thể tùy chọn thiết kế phù hợp với phong cách ngôi nhà của mình.
Mặc dù, loại gạch Porcelain có giá thành cao hơn so với gạch men (Ceramic) nhưng giá thành của Porcelain vẫn ở mức trung bình và có thể đáp ứng nhu cầu sử dụng của khách hàng.
Lát sàn bằng đá là một trong những cách để tạo nên sự sang trọng, hiện đại cho không gian nội thất. Sàn đá được tạo ra từ các loại đá tự nhiên như đá granite, đá marble, đá slate,…. Trước khi lắp đặt, các loại đá này sẽ được xẻ thành tấm hoặc cắt thành viên để phù hợp với kích thước mặt sàn.
Những đặc tính vượt trội như độ bền, độ cứng, khả năng chống trượt, không bị ẩm mốc, chịu mài mòn và khả năng chịu nhiệt cao làm cho đá tự nhiên trở thành một lựa chọn phổ biến cho việc lát sàn nội thất. Với chất liệu tự nhiên và gần gũi với thiên nhiên, sản phẩm mang lại nhiều ưu điểm như tạo cảm giác ngôi nhà sang trọng hơn, mát mẻ vào mùa hè. Ngoài ra, đá tự nhiên còn khó bị ăn mòn hay phai màu, đa dạng về màu sắc và họa tiết giúp cho gia chủ có nhiều sự lựa chọn cho đa dạng các phong cách thiết kế nội thất.
Tuy nhiên, sàn đá cũng có một số nhược điểm như vào mùa đông, sàn đá thường khá lạnh. Trong quá trình thi công, việc cắt ghép đá tại chỗ có thể gây ra ô nhiễm tiếng ồn và bụi bẩn.
Nếu bạn muốn tiết kiệm chi phí thì vật liệu Laminate là một giải pháp thay thế tuyệt vời. Laminate được làm từ bột gỗ và nhựa cây, tạo nên một vật liệu giống như gỗ thật. Sàn nhà Laminate có lõi là MDF, bên trên là các lớp vân gỗ được thiết kế. Lớp này được in ra bằng công nghệ cao với hình ảnh chất lượng, sau đó các lớp kết dính với nhau bằng một loại nhựa cây để tạo thành một phiến gỗ.
Sàn nội thất laminate có nhiều ưu điểm như đa dạng về mẫu mã, dễ dàng lắp đặt, chịu được mài mòn và chống trầy xước tốt. Ngoài ra, nó cũng rất dễ dàng vệ sinh và bảo quản. Tuy nhiên, sàn nội thất laminate không thể được mài lại hay sửa chữa nếu bị hư hỏng và cũng không thể chịu nước tốt như sàn gỗ tự nhiên.
Thảm trải sàn được sử dụng phổ biến trong nhiều không gian nhà ở như phòng khách và phòng ngủ để trang trí và bảo vệ sàn nội thất. Thảm có thể được làm từ nhiều loại vật liệu như polyester, acrylic, nylon và len, với các màu sắc và kiểu dáng khác nhau để phù hợp với nhu cầu của người sử dụng. Sử dụng thảm để lót sàn nội thất không chỉ mang lại vẻ đẹp thẩm mỹ mà còn giúp giảm thiểu tiếng ồn, đi êm chân, giữ ấm cho không gian và bảo vệ sàn khỏi các vết trầy xước và hư hỏng.
Ngoài ra, thảm còn được sử dụng để phân chia không gian hoặc tạo điểm nhấn cho phòng khách, phòng ngủ hoặc phòng làm việc. Với nhiều ưu điểm và tính năng đa dạng, lót sàn bằng thảm đang trở thành một lựa chọn được nhiều người sử dụng ưa chuộng cho không gian nội thất của mình.
Tuy nhiên, thảm trải sàn cũng có nhược điểm. Nó dễ bám bụi và cần phải sử dụng máy hút bụi để làm sạch. Để bảo quản thảm và đảm bảo sức khỏe cho mọi thành viên trong gia đình, nên giặt thảm thường xuyên để tạo ra không gian sống thoáng đãng.
Trên đây là danh sách 8 loại vật liệu lát sàn nội thất nhà ở tốt nhất hiện nay do P&A tổng hợp. Mỗi loại sàn đều có ưu, nhược điểm riêng, tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng và phong cách thiết kế của gia đình, bạn có thể chọn cho mình một loại vật liệu phù hợp. Tuy nhiên, điều quan trọng là phải chọn loại sàn phù hợp để đảm bảo tính thẩm mỹ, độ bền và an toàn cho sức khỏe của mọi người trong gia đình. Hy vọng bài viết này sẽ giúp ích cho bạn trong việc lựa chọn vật liệu lát sàn phù hợp cho ngôi nhà của mình.
Xem thêm: