Kích thước ban công tiêu chuẩn trong xây dựng hiện nay
17 May, 2023 Danh mục Tin tức chuyên ngành

Kích thước ban công tiêu chuẩn trong xây dựng hiện nay

Ban công là một phần không gian nhỏ nhô ra trên tầng cao được thiết kế để phục vụ cho nhiều loại hình nhà ở khác nhau nhằm mang lại sự thông thoáng và tạo ra mối liên kết với bên ngoài. Vì thế, việc xác định kích thước chuẩn của ban công là rất quan trọng để đảm bảo an toàn trong quá trình sử dụng, tạo tính thẩm mỹ cho ngôi nhà, đồng thời sẽ giúp chủ nhà có quyết định tốt hơn trong quá trình xây dựng. Vậy kích thước ban công bao nhiêu là chuẩn nhất? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.
 

Kích thước ban công tiêu chuẩn trong xây dựng hiện nay
 

Mục lục [Hiện]

Ban công là gì?

Trong tiếng Anh, ban công được gọi là "balcony". Đây là một kiến trúc được xây dựng trên các tầng cao và trở thành một phần nhô ra ngoài bức tường của ngôi nhà hoặc tòa nhà. Chúng thường được xây dựng từ tầng hai trở lên, là một không gian mở ra ngoài từ tầng gác, có lan can và cửa đi vào phòng tạo nên không gian thư giãn cho các thành viên trong gia đình.

Ban công có thể có hoặc không có mái che, tùy thuộc vào thiết kế và nhu cầu sử dụng của chủ nhà. Với việc nhô ra ngoài, nó sẽ tạo ra một không gian mở với tầm nhìn rộng lớn về 3 phía. Tuy nhiên, điều này cũng có nhược điểm là khu vực này tiếp nhận nhiều ánh nắng và nước mưa. Vì thế, sàn ban công thường sẽ được lát bằng các vật liệu xây dựng ngoài trời với độ bền cao.

Tiêu chí thi công ban công đẹp an toàn cho nhà ở

Thiết kế ban công hợp lý có vai trò quan trọng trong việc tạo sự kết nối cho các loại hình nhà ở như nhà phố, nhà đô thị hoặc biệt thự, mang lại không gian thông thoáng ngay trong phạm vi nhà ở. Nó không chỉ mở ra cho các thành viên trong gia đình để trồng cây, sinh hoạt, đọc sách hay thư giãn, mà còn cung cấp không gian giặt giũ và phơi quần áo.

Ngoài ra, ban công cũng đóng vai trò trung gian giữa không gian bên trong nhà và không gian bên ngoài, giúp giảm tác động trực tiếp của ánh sáng vào bên trong phòng, tránh hiện tượng ánh nắng mạnh hoặc mưa khi thời tiết thất thường. Hơn nữa, thiết kế ban công đẹp cũng góp phần vào việc tạo nên tổng thể ngoại thất đẹp cho căn nhà.

Khi thiết kế và thi công ban công cho nhà phố hoặc biệt thự, cần lưu ý các tiêu chí sau:

- Tính an toàn: Để tránh việc xâm nhập từ bên ngoài và bảo vệ các thành viên trong gia đình, chiều cao quy định ban công nhà phố hay chung cư cần phải đạt chuẩn an toàn và có khả năng chịu lực tốt.

- Đẹp mắt: Thiết kế cần đáp ứng yêu cầu thẩm mỹ của ngôi nhà, hài hòa với tổng thể kiến trúc và phong cách của căn nhà. Vì thế, gia chủ cần chú ý lựa chọn kiểu dáng, mẫu mã, chất liệu và màu sắc sao cho phù hợp với mặt tiền của ngôi nhà.

- Tính tiện ích: Phải đáp ứng các nhu cầu sinh hoạt của gia đình mà không quá nhỏ hay quá lớn, giới hạn di chuyển.

- Hướng phong thủy: Cần có hướng phù hợp với phong thủy của gia chủ hoặc chủ nhân căn phòng. Theo nguyên tắc phong thủy, nên tránh hướng Bắc và Đông Bắc để không nhận được không khí lạnh. Hướng lý tưởng nhất là hướng Đông hoặc Nam.

- Tiêu chuẩn xây dựng: Ban công cần được thiết kế và xây dựng theo tiêu chuẩn, đảm bảo độ bền, khả năng chịu lực và an toàn khi chịu tác động lực. Đặc biệt với các mẫu sắt hoặc kính cường lực, bạn cần chú trọng đến mức độ an toàn để bảo vệ các thành viên trong gia đình.
 

Kích thước ban công
 

Theo nguyên tắc thì kích thước ban công nhô ra là bao nhiêu?

Đầu tiên, chúng ta cần hiểu về hai khái niệm quan trọng liên quan đến phần nhô ra của ban công, đó là "chỉ giới đường đỏ" và "chỉ giới xây dựng".

- Chỉ giới đường đỏ là đường chỉ giới được xác định trên bản đồ quy hoạch và trên thực địa để phân định ranh giới giữa đất làm đường giao thông hoặc các không gian công cộng khác.

- Chỉ giới xây dựng là giới hạn cho phép xây dựng nhà, công trình. Chỉ giới xây dựng có thể trùng với chỉ giới đường đỏ khi các công trình nằm sát mặt đường.

Trong các khu đô thị có mật độ dân cư đông đúc, quy định về xây dựng ban công luôn là một trong những vấn đề được nhiều người quan tâm. Vì diện tích và phần nhô ra bị giới hạn do mật độ xây dựng cao, việc này đã được quy định một cách cụ thể theo quy định số 4/2008/QĐ-BTBXD của Bộ Xây dựng, như sau:

- Khi đo từ vỉa hè lên đến độ cao 3.5m, phần nhô ra không được vượt quá mức đường chỉ giới đỏ hay không được vượt qua khoảng lùi.

- Đường gờ chỉ và các bộ phận trang trí ban công chỉ được phép nhô ra không quá 0.2m.

- Tuy nhiên, trong khoảng tính từ 3.5m so với vỉa hè trở lên đối với các bộ phận như sê-nô, ô-văng, mái đua, ban công,... vượt quá mức đường chỉ giới đỏ, có một số trường hợp được cho phép như trong bảng dưới đây:
 

Chiều rộng lộ giới (m)

Độ đua tối đa ban công (m)

Dưới 7

0

Từ 7-11

0,9

Từ 12-15

1,2

Từ 16 trở lên

1,4

 

Kích thước ban công nhà phố
 

Kích thước ban công tiêu chuẩn

Tiêu chuẩn của kích thước ban công chung cư, nhà ống hay nhà phố đều sẽ phụ thuộc vào lộ giới và không được vượt quá những giới hạn đã đề cập phía trên. Ngoài ra, khi thiết kế ban công, độ nhô ra phải nhỏ hơn chiều rộng vỉa hè ít nhất 1m để đảm bảo an toàn lưới điện và tuân thủ các quy định quản lý xây dựng áp dụng cho khu vực cụ thể.

Bên cạnh đó, chiều cao và tầm vươn cụ thể phải thống nhất hoặc tạo được kết cấu công trình hài hòa với không gian kiến ​​trúc và cảnh quan trong từng cụm nhà cũng như toàn khu. Đặc biệt, phần nhô ra chỉ có thể làm ban công không được che chắn để tạo thành phân lô - nhà ở hoặc phòng trọ.

Về cơ bản, kích thước ban công nhà phố hay chung cư sẽ dựa trên quy định đã được trình bày. Tuy nhiên, có những trường hợp đặc biệt và không nhất thiết phải tuân thủ nguyên tắc trên. Ví dụ, đối với những căn nhà có kiến trúc độc đáo không liên quan đến lộ giới thì kích thước phần nhó ra này sẽ không bị ràng buộc theo quy định trên.

Chú ý: Nếu vị trí xây dựng gần đường điện hoặc hệ thống cáp, cần đảm bảo an toàn cho hệ thống dây. Nếu không tuân thủ quy định này, có thể bị phạt tiền từ 10 đến 20 triệu đồng.

Kích thước tối thiểu của ban công

Theo quy định hiện hành thì kích thước tối thiểu khi xây dựng ban công sẽ phụ thuộc vào nhu cầu và thiết kế của chủ nhà. Vì vậy, ban công có thể được thiết kế với kích thước linh hoạt, miễn là đảm bảo mỹ quan và tuân thủ các nguyên tắc phong thủy. Tuy nhiên, để đảm bảo tuân thủ quy định, bạn có thể tham khảo các tiêu chuẩn áp dụng cho từng loại nhà cụ thể.

Ngoài ra, việc xây dựng ban công cần chắc chắn rằng phần nhô ra này không có liên quan, không tiếp giáp với lộ giới và không gây ảnh hưởng tiêu cực tới các công trình khác. 

Chiều cao ban công bao nhiêu là hợp lý?

Không tồn tại một quy định cụ thể và cứng nhắc về chiều cao ban công tiêu chuẩn. Thay vào đó, chiều cao lan can ban công được quy định dựa trên đặc điểm và thiết kế của từng công trình cụ thể.

Với các công trình có từ 9 tầng trở lên, kích thước lan can ban công phải cao ít nhất 1,4m tính từ mặt sàn lên phía trên tay vịn. Đối với các công trình dưới 9 tầng nên làm lan can cao từ 1,1m trở lên để đảm bảo an toàn.

Ngoài ra, khoảng cách giữa các thanh gióng trong lan can không được vượt quá 100mm nhằm ngăn chặn sự rơi rớt hoặc lọt qua của các vật nhỏ qua lan can.

Kích thước cửa ban công

Hiện nay, theo các tiêu chuẩn phong thủy Lỗ Ban, kích thước của cửa ra ban công 1 cánh được xác định như sau: 

- Chiều rộng nằm trong khoảng từ 80.5cm đến 81.8cm.

- Chiều cao có thể thay đổi từ 210.8cm đến 214.2cm.

Đối với cửa ban công 2 cánh, có hai kích thước thường được sử dụng:

- Chiều rộng 109cm x chiều cao 212cm (khoảng xê dịch chiều rộng là 105.5cm - 109cm).

- Chiều rộng 126cm x chiều cao 212cm (khoảng xê dịch chiều rộng là 125cm - 128,5cm).

Các kích thước này được thiết kế nhằm đảm bảo tính hài hòa, phù hợp với nguyên tắc phong thủy để mang lại sự cân bằng và thuận lợi cho không gian sống.
 

Quy định ban công nhà phố
 

Trên đây là nội dung mà P&A muốn chia sẻ đến bạn về các kích thước ban công tiêu chuẩn trong thi công thiết kế hiện nay. Hiểu rõ về các số đo này sẽ giúp bạn có cái nhìn rõ hơn về việc xây dựng ban công trong các dự án nhà ở và có thể dễ dàng đưa ra các quyết định khi xây dựng hoặc cải tạo ban công cho không gian sống của mình. Tuy nhiên, để đảm bảo tính thẩm mỹ, an toàn và sử dụng hiệu quả không gian, việc thi công xây dựng nên được tiến hành bởi các chuyên gia có kinh nghiệm trong ngành.

Xem thêm

Bài viết liên quan
15 Mar, 2024

Gỗ ghép cao su và những điều cần biết về gỗ ghép cao su

Gỗ cao su ghép là một thành tựu đáng kinh ngạc trong ngành công nghiệp gỗ với chi phí thấp hơn so với gỗ tự nhiên và đang thu hút sự...
08 Mar, 2024

Gỗ ghép là gì? Những thông tin cần biết về gỗ ghép thanh

Dù là một cái tên khá mới, song gỗ ghép đã nhanh chóng trở thành lựa chọn phổ biến của nhiều gia đình nhờ vào những ưu điểm...
02 Mar, 2024

Gỗ MFC là gì? Ván MFC có bao nhiêu loại?

Gỗ MFC là gì? Tìm hiểu về đặc điểm và các loại ván MFC phổ biến hiện nay sẽ giúp bạn lựa chọn một cách thông tin và hiệu quả...
17 Jan, 2024

Đặc điểm và ứng dụng của vỉ nhựa lót sàn ngoài trời

Khám phá ưu điểm và ứng dụng của vỉ nhựa lót sàn sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan về vỉ gỗ nhựa và có thêm sự lựa chọn khi...
18 Nov, 2023

Tấm cemboard vân gỗ là gì? Có đắt không?

Tìm hiểu đặc điểm, ứng dụng và báo giá tấm cemboard vân gỗ sẽ giúp bạn tìm ra lựa chọn tối ưu cho các công trình xây dựng và...
15 Nov, 2023

Tấm xi măng giả gỗ – Vật liệu chuyên dụng cao cấp ngoài trời

Với vẻ đẹp tự nhiên của gỗ, độ bền và khả năng chống chịu thời tiết vượt trội, tấm xi măng giả gỗ đang trở thành lựa...