Sân thượng là một không gian thú vị, thoáng đãng, lý tưởng để các thành viên trong gia đình thư giãn vào buổi chiều với bầu không khí trong lành. Tuy nhiên, hầu hết các công trình nhà ở hiện nay đều gặp phải vấn đề thấm dột ở khu vực trần hoặc sân thượng dẫn đến ngoại thất bị xuống cấp, hư hỏng, mốc nấm hay thậm chí là suy giảm giá trị của ngôi nhà. Vậy làm thế nào để có thể khắc phục tình trạng này nhanh chóng nhất? Hãy cùng chúng tôi khám phá ngay những phương pháp chống thấm sân thượng hiệu quả mà bạn không nên bỏ qua để đảm bảo sự an toàn và bền vững cho không gian sống của mình.
Mục lục [Ẩn]
Trước khi tìm kiếm các phương pháp để chống thấm sân thượng hiệu quả, bạn cần hiểu rõ những nguyên nhân chính gây ra vấn đề này. Thông thường, sân thượng bị xuống cấp là vì những lý do sau đây:
- Việt Nam có khí hậu nóng ẩm gió mùa và thường xuyên mưa nắng, gây ra sự co giãn trên sân thượng.
- Nhân viên thi công không thực hiện đúng quy trình chống thấm khi xây dựng sân thượng như thiếu hệ thống máng thoát nước, không có độ dốc hoặc bề mặt không bằng phẳng.
- Sân thượng tiếp xúc trực tiếp với nhiều nguồn nước như hệ thống ống dẫn nước, nước mưa dẫn đến nước đọng lâu ngày gây bong tróc mặt sân, thấm qua xi măng và làm ẩm nền sân thượng.
- Hệ thống thoát nước bị hỏng, gây ra dòng nước liên tục ứ đọng trên sàn sân thượng.
- Thiết kế sân thượng không đúng kỹ thuật hoặc sử dụng nguyên vật liệu kém chất lượng, không có khả năng chống nước.
- Ống thoát nước bị nghẹt do tích tụ rác thải và bùn đất trong thời gian dài.
- Sân thượng xuống cấp sau một thời gian sử dụng, khiến nước thấm qua các khe nứt trên bề mặt và gây ra hiện tượng bị dột.
Nếu các phương pháp chống thấm sân thượng không được thực hiện kịp thời thì tình trạng này có thể gây ra nhiều xấu quả xấu cho ngôi nhà của bạn như:
- Tổn hại cấu trúc: Nếu không được khắc phục kịp thời, nước thấm qua sân thượng có thể làm hỏng vật liệu xây dựng và suy yếu cấu trúc của ngôi nhà như độ bền của móng, cột, tường và sàn nhà.
- Mất mỹ quan: Xuất hiện các vết ố vàng, loang lổ, bong tróc, phồng rộp trên trần và tường sẽ làm giảm đi vẻ đẹp thẩm mỹ của không gian sống, điều này còn ảnh hưởng đến giá trị bất động sản trong tương lai.
- Môi trường sống không lành mạnh: Nước thấm qua sân thượng và lan ra trong nhà có thể tạo điều kiện cho sự phát triển của nấm mốc, vi khuẩn, từ đó có thể gây ra mùi hôi, kích ứng đường hô hấp và các vấn đề về sức khỏe khác cho cư dân sống trong ngôi nhà. Bên cạnh đó, nếu thấm nước xảy ra ở khu vực gần ổ điện, có thể gây nguy hiểm nghiêm trọng cho người sử dụng.
- Mất giá trị kinh tế: Tình trạng sân thượng bị thấm nước làm giảm giá trị của ngôi nhà. Khi ngôi nhà có vấn đề về thấm nước, giá trị bán lại sẽ giảm đi và có thể khó khăn hơn trong việc tìm người mua hoặc thuê.
- Chi phí sửa chữa: Hiện tượng thấm dột không chỉ làm giảm tuổi thọ của công trình mà còn đòi hỏi nhiều chi phí để khắc phục hậu quả, gây tốn kém về mặt tài chính và thời gian.
Để tránh những hậu quả không mong muốn và bảo vệ giá trị của ngôi nhà, việc chăm sóc, duy trì và khắc phục tình trạng thấm nước trên sân thượng là rất quan trọng. Dưới đây là 8 cách chống thấm sân thượng hiệu quả bạn không nên bỏ qua:
Sàn gỗ nhựa là một vật liệu đa chức năng, kết hợp giữa tính năng đẹp mắt của gỗ tự nhiên và khả năng chống thấm cao của nhựa. Việc lát sàn nhựa ngoài trời đã trở thành một giải pháp phổ biến và hiệu quả để bảo vệ không gian sân thượng khỏi sự thâm nhập của nước.
Ưu điểm:
- Với lớp phủ bề mặt chống thấm, nước không thể xâm nhập vào sàn gỗ nhựa hay làm ảnh hưởng đến cấu trúc.
- Chịu được môi trường ngoại vi như nhiệt độ cao, ánh sáng mặt trời mạnh, và độ ẩm biến đổi.
- Không bị phai màu hay bị biến dạng do tác động của tia tử ngoại.
- Mang lại vẻ đẹp tự nhiên và sang trọng cho sân thượng.
- Nhiều mẫu mã, màu sắc, hoa văn, sàn gỗ nhựa cho phép gia chủ tạo ra không gian ngoại thất độc đáo và phong cách.
- Việc lắp đặt sàn gỗ nhựa cũng rất dễ dàng và nhanh chóng, giúp tiết kiệm thời gian và công sức.
- An toàn khi sử dụng và bảo vệ môi trường.
- Độ bền cao và tuổi thọ lên đến vài chục năm.
- Có tác dụng chống ồn và cách nhiệt tốt, thích hợp với khí hậu nhiệt đới gió mùa ở Việt Nam.
Quy trình thực hiện:
Bước 1: Chuẩn bị bề mặt sân thượng
- Làm sạch sàn thượng, loại bỏ bụi và các tạp chất.
- Kiểm tra và sửa chữa các vết hư hỏng hoặc khe hở trên bề mặt.
Bước 2: Lắp đặt lớp xốp chuyên dụng để tạo cảm giác êm chân, đồng thời che phủ đầy đủ và kín đáo các khe hở.
Bước 3: Lắp đặt sàn gỗ nhựa
- Bắt đầu từ một góc của sân thượng, đặt tấm sàn gỗ nhựa đầu tiên. Đảm bảo nó được căn chỉnh chính xác và song song bề mặt tường.
- Tiếp tục đặt các tấm sàn gỗ nhựa theo mô hình hoặc mẫu thiết kế mong muốn. Sử dụng công cụ chuyên dụng để cắt và cân chỉnh các tấm sàn theo kích thước, hình dạng phù hợp.
- Đảm bảo các tấm sàn gỗ nhựa được lắp ghép chặt chẽ với nhau, không có khe hở lớn giữa chúng.
Bước 4: Hoàn thiện và kiểm tra
- Kiểm tra kỹ lưỡng sàn gỗ nhựa đã được lắp đặt để đảm bảo không có vết thấm nước hoặc lỗ hổng.
- Làm sạch bề mặt sàn và lau khô lại bằng nước sạch.
Một lựa chọn phổ biến và hiệu quả để chống thấm sân thượng hiện nay là sử dụng Sika Latex. Tuy nhiên, nếu muốn đạt được hiệu quả chống thấm tốt với vật liệu này, quy trình thi công cần được thực hiện cẩn thận và chuyên nghiệp để đảm bảo độ bền cũng như chất lượng công trình.
Sika Latex có nhiều ưu điểm đáng chú ý như sau:
- Hạn chế tình trạng co ngót và có khả năng kết dính tuyệt vời tạo ra một lớp chống thấm mạnh mẽ.
- Khả năng đàn hồi, chống thấm cao giúp bề mặt sân thượng linh hoạt và không dễ bị thấm nước qua các vết nứt.
- Chống lại các hóa chất ăn mòn tốt.
- Được sử dụng để dặm vá các khu vực cần được hoàn thiện, mang lại tính thẩm mỹ và chống thấm cho sân thượng.
- Đóng vai trò là chất kết dính cho lớp vữa trát và kháng mài mòn hiệu quả.
- Có tính ổn định cao, không bị chuyển hóa ngay cả trong môi trường có tính kiềm cao.
Quy trình thực hiện:
Bước 1: Tiến hành vệ sinh bề mặt như loại bỏ bụi bẩn để đảm bảo bề mặt sân thượng trở nên phẳng mịn bằng cách sử dụng máy hút bụi. Sau đó, phun lên một lớp lót sikaproof membrane.
Bước 2: Làm ẩm bề mặt rồi phun lên một lớp lót sikaproof membrane.
Bước 3: Đợi 2 đến 3 tiếng để bề mặt sàn nhà khô hẳn, tiếp theo quét lớp hóa chất dày không pha lên.
Bước 4: Quét lớp vữa chống thấm sân thượng Sika lên trên lớp lót. Sau đó, sử dụng các dụng cụ chuyên dụng để bề mặt sàn được bằng phẳng và có tính thẩm mỹ cao hơn.
Sơn Epoxy là một loại sơn đặc biệt được sử dụng phổ biến trong công tác chống thấm sân thượng. Với thành phần chính từ vật liệu nhựa composite Epoxy, loại sơn này có những đặc tính được đánh giá cao.
Ưu điểm:
- Khả năng bám dính tuyệt vời và hiệu quả chống thấm cao so với các loại sơn trên thị trường.
- Tính chất bền vững, kháng nước, chống nóng hiệu quả.
- Áp dụng được trên nhiều loại bề mặt như sàn bê tông, sàn thép, hầm và các bề mặt xây dựng khác.
- Bền màu, không trơn trượt và chống mài mòn tốt.
Quy trình thực hiện:
Bước 1: Làm sạch và xử lý bề mặt sàn để đạt được độ nhám phù hợp, giúp lớp sơn epoxy bám chắc vào bề mặt.
Bước 2: Kiểm tra và che các lỗ hổng nhỏ trên sàn để đảm bảo tính thẩm mỹ.
Bước 3: Phủ thêm lớp sơn lót sau khi bề mặt đã được làm sạch và chuẩn bị.
Bước 4: Thi công lớp sơn hoàn thiện, nếu xuất hiện bọt khí thì bạn cần chuẩn bị dung môi để phun lên loại bỏ bọt ngay.
Bước 5: Tiến hành nghiệm thu công trình, có thể di chuyển trên bề mặt sau 24 giờ thi công và hoạt động bình thường sau 7-10 ngày.
Nhựa đường là một loại chất lỏng hoặc chất bán rắn màu đen có độ nhớt cao, thường được sử dụng rộng rãi để chống thấm sân thượng. Vật liệu này có thành phần chính là bitum và dầu hắc chống thấm nên có độ bám dính tốt.
Ưu điểm:
- Tạo lớp bảo vệ, giúp cấu trúc bên dưới không bị tổn hại trực tiếp bởi ánh sáng mặt trời và tia tử ngoại.
- Khả năng bám dính vượt trội.
- Trám kín các vết nứt và khe hở trên bề mặt sàn nhà.
- Khả năng chịu áp lực của nước tốt, ngăn nước thấm vào sân thượng.
- Tăng độ bền của công trình, đảm bảo sân thượng được bảo vệ lâu dài.
- An toàn, không gây độc hại cho người sử dụng và không gây ảnh hưởng xấu đến môi trường.
Quy trình thực hiện:
Bước 1: Chuẩn bị vệ sinh bề mặt sạch sẽ, bằng phẳng.
Bước 2: Nhựa đường được đun sôi để nóng chảy, sau đó pha thêm dầu DO để tăng hiệu quả thẩm thấu của vật liệu. Tiếp theo quét lên toàn bộ bề mặt bằng con lăn để tạo độ nhẵn.
Bước 3: Phơi nắng trong 2 ngày và kiểm tra bề mặt thẩm thấu đã chống thấm tốt hay chưa là được.
Xi măng là một loại vật liệu phổ biến và tiết kiệm chi phí, có thể được sử dụng để thực hiện công việc xây dựng tại nhà một cách dễ dàng.
Ưu điểm:
- Tạo ra một rào cản chống thấm chắc chắn, ngăn nước thấm qua các khe hở và vết nứt trên bề mặt sân thượng.
- Độ bền cao và chịu được tác động của thời tiết, nhiệt độ và các yếu tố môi trường khác.
- So với một số vật liệu chống thấm khác, xi măng thường có mức giá thấp hơn.
- Quy trình thi công đơn giản và không đòi hỏi các kỹ năng chuyên môn cao.
- Giá chống thấm sân thượng bằng xi măng sẽ rẻ hơn so với các vật liệu khác.
Quy trình thực hiện:
Bước 1: Làm sạch khu vực cần thi công và chuẩn bị các dụng cụ cần thiết như cây lăn, cây bay, chổi quét,....
Bước 2: Chuẩn bị nguyên vật liệu chống thấm, có thể là xi măng trắng hoặc xi măng đen.
Bước 3: Vệ sinh bề mặt sàn bê tông, loại bỏ hoàn toàn bụi bẩn và các mảng rêu bám trên sân thượng.
Bước 4: Thực hiện công việc theo trình tự: trộn xi măng với nước → quét lớp xi măng lên bề mặt, sau đó đợi 3 giờ để cho lớp xi măng khô và tiến hành kiểm tra kết quả.
Màng dán Bitum, còn được gọi là màng khò nóng, là một loại vật liệu từ Polyme tổng hợp có dạng cuộn hoặc tấm. Được ứng dụng rộng rãi trong các công trình có diện tích lớn nhờ khả năng bám dính tốt.
Ưu điểm:
- Khả năng bám dính vượt trội, giúp nó gắn chặt với bề mặt và tạo ra một lớp chống thấm mạnh mẽ.
- Có thể chống lại các biến đổi nhiệt độ cường độ cao.
- Chống va đập và mài mòn hiệu quả, giúp bảo vệ bề mặt khỏi các tác động vật lý và kéo dài tuổi thọ của nó.
- Có độ ma sát cao.
Quy trình thực hiện:
Bước 1: Thực hiện quét lớp lót BU để tạo độ bám bằng cách sử dụng lăn sơn.
Bước 2: Khi lớp lót đã khô, tiến hành sử dụng màng bitum chống thấm. Đặt bề mặt dán lên trên, rồi trải màng chống thấm lên và sử dụng thiết bị khò để làm nóng bề mặt.
Bước 3: Dùng khò để làm lớp màng dính chắc vào lớp lót, di chuyển dọc theo bề mặt chống thấm cho đến khi phủ hết toàn bộ diện tích.
Một phương khác chống thấm khác mà bạn có thể áp dụng mà sử dụng hỗn hợp hóa chất kết hợp giữa Water Seal DPC và vữa chống thấm Sika Topseal 107.
Ưu điểm:
- Tạo ra một lớp màng chống thấm chắc chắn.
- Có khả năng chịu được tác động môi trường khắc nghiệt.
Quy trình thực hiện:
Bước 1: Làm sạch bề mặt sân thượng, loại bỏ vữa thừa và tạp chất có trên bề mặt.
Bước 2: Tạo một lớp vữa mỏng và quét lên bề mặt sàn để lấp kín các vết nứt. Trong trường hợp vết nứt lớn, đục chúng thành hình chữ V và sử dụng vữa rót tự chảy Sika Grout để điền vào.
Bước 3: Sử dụng vữa chống thấm hai thành phần Sika Topseal 107 để thực hiện việc chống thấm. Quét lên bề mặt hai lớp vữa khoảng cách nhau khoảng 2 tiếng một lần.
Trên đây là nội dung mà P&A đã tổng hợp về những cách chống thấm sân thượng hiệu quả và tiết kiệm chi phí nhất mà bạn không nên bỏ qua. Hy vọng rằng với thông tin chúng tôi cung cấp sẽ giúp bạn bảo vệ không gian sống khỏi các vấn đề liên quan đến thấm dột, đồng thời có thể gia tăng tuổi thọ cho sân thượng và nâng cao chất lượng cuộc sống trong ngôi nhà của mình. Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi hoặc cần thêm thông tin gì, đừng ngần ngại hãy liên hệ với chúng tôi ngay để được giải đáp nhanh nhất nhé.
Xem thêm: