Những lỗi nghiêm trọng cần tránh khi thi công sàn gỗ ngoài trời
13 Oct, 2022 Danh mục Tin tức chuyên ngành

Những lỗi nghiêm trọng cần tránh khi thi công sàn gỗ ngoài trời

Các hạng mục công trình bên ngoài như sàn bể bơi, sân vườn hay ban công đòi hỏi một loại vật liệu chuyên dụng có độ bền cao và khả năng chống chịu tốt. Và sàn gỗ nhân tạo ngoài trời là một trong những sản phẩm được ưa chuộng nhất trong thời gian qua. Tuy nhiên, việc lắp đặt, thi công loại sàn này lại không hề đơn giản, đòi hỏi người thợ phải có chuyên môn, tay nghề cao.

Cùng P&A tìm hiểu về những sai lầm thường gặp khi thi công sàn gỗ ngoài trời trong bài viết sau đây.
 

Những lỗi nghiêm trọng cần tránh khi thi công sàn gỗ ngoài trời

Sàn gỗ nhân tạo ngoài trời đáp ứng công năng và có độ thẩm mỹ cao

Mục lục [Hiện]

Lắp đặt hệ khung đỡ không đúng kỹ thuật

Khác với sàn gỗ trong nhà, sàn gỗ nhân tạo ngoài trời không được lắp đặt trực tiếp trên nền bê tông mà được nâng đỡ bằng một hệ khung xương đỡ bên dưới. Thông thường, hệ thống khung nằm cách mặt sàn từ 20 – 30 cm, đảm bảo cho việc lưu thông nước và hơi ẩm dưới sàn, tăng tuổi thọ sàn gỗ. Trường hợp đặc biệt có thể lắp hệ khung trực tiếp trên sàn bê tông, nhưng phải đảm bảo sàn bê tông có độ dốc để thoát nước và có khe hở giữa các thanh khung xương, tránh tình trạng đọng nước dưới sàn.

Phần khung nâng sàn thường được làm từ gỗ tự nhiên, gỗ nhựa cao cấp hoặc bằng kim loại như inox, sắt mạ kẽm..., những loại vật liệu này phải đảm bảo có độ cứng cao và chịu lực tốt.
 

Thi công sàn gỗ ngoài trời

Hệ khung xương tốt đảm bảo độ chịu lực cho toàn bộ sàn gỗ

Kết cấu của khung sẽ phụ thuộc vào kiểu lắp đặt sàn nên người thợ cần phải xác định trước hình thức lắp đặt - theo hướng dọc hay theo hướng ngang, lắp theo dạng chữ C hay lắp đặt liên tiếp....

Khung xương phải được lắp vuông góc với các thanh sàn, với hệ sàn nâng thì phải có phương án liên kết bền vững với sàn bên dưới. Trường hợp lắp đặt trực tiếp trên sàn thì cần bắn vít và tắc kê trực tiếp xuống sàn bê tông. Khi bắn vít, đầu vít không được xuyên qua lớp chống thấm sàn. Đây là yêu cầu kỹ thuật quan trọng, nếu không xử lý kỹ sẽ gây thấm toàn bộ hệ thống sàn, nhất là phần sàn trên tầng hoặc sân thượng. Để đảm bảo độ co giãn cho các thanh xương, khoảng cách giữa chúng phải từ 7 - 10 mm.
 

Lắp đặt sàn gỗ

Lắp đặt khung xương là một bước rất quan trọng trong lắp đặt sàn gỗ

Trên thực tế, rất nhiều trường hợp thợ không định hình rõ ràng kiểu lắp đặt từ ban đầu, dẫn đến khó khăn trong thi công. Thường gặp nhất là hệ khung xương không đúng quy cách, khoảng cách giữa các thanh xương không hợp lý với hướng lắp thanh sàn yêu cầu. Không chỉ mất an toàn và thẩm mỹ, lỗi này còn là nguyên nhân chủ yếu gây ra tình trạng sàn gỗ nhân tạo cong vênh, biến dạng.

Bên cạnh đó, tại vị trí giáp nối giữa các đầu thanh sàn gỗ, hệ khung phải được gia cố thêm một thanh xương đỡ. Kỹ thuật này giúp tránh được tình trạng đầu thanh gỗ bị nhô lên sau một thời gian sử dụng, do không đủ độ liên kết với khung xương hoặc do chất lượng gỗ nhựa, anh em thi công thường gọi đây tình trạng là " ngóc đầu tấm".

 

Thi công sàn gỗ ngoài trời

Thợ lắp hệ xương và tấm gỗ theo dạng chữ C- hay còn gọi là lắp chéo trả

Không tạo khoảng cách giữa các thanh sàn gỗ

Không chỉ riêng gỗ tự nhiên, các loại sàn gỗ nhựa vẫn có nguy cơ bị giãn nở do độ ẩm và nhiệt độ môi trường. Vì thế, trong hướng dẫn sử dụng, các nhà sản xuất luôn đưa ra khuyến cáo về việc tạo khoảng hở giữa các thanh sàn gỗ khi thi công. Đặc biệt, phần thanh sàn nằm sát với chân tường là vị trí dễ bị phồng rộp và cong vênh nhất.

Với sàn gỗ nhân tạo ngoài trời, giữa các thanh gỗ cần có đủ không gian để gỗ co rút và giãn nở, đảm bảo cho chúng có thể di chuyển được xung quanh 2 vị trí vít – chốt. Khoảng cách tối thiểu giữa điểm nối 2 đầu thanh là từ 5 – 10 mm. Đây là khoảng cách an toàn, giúp sàn không bị cong vênh dưới tác động tự nhiên của môi trường.

 

Các thanh sàn gỗ nhân tạo ngoài trời

Ngoài một số loại thanh sàn đặc biệt, giữa các thanh gỗ thông thường phải có khoảng hở

Trên hệ khung xương đỡ, khoảng cách từ tâm tới các thanh xương dao động từ 15 – 20 cm. Trong đó, 20cm là khoảng cách áp dụng cho các khu vực có điều kiện thời tiết không quá khắc nghiệt, chẳng hạn như ít nắng hoặc ban công nhà.

Điểm đầu và điểm cuối của những vị trí tiếp giáp giữa 2 thanh sàn phải đặt lắp ráp riêng lẻ trên một thanh xương để khi co, nở các thanh không chạm vào nhau. Cuối cùng, những vị trí chịu lực cao, góc cạnh, góc ghép 45 độ cần được tăng cường bằng ke inox.

Sử dụng không đúng phụ kiện thi công

Đây cũng là một trong những sai lầm thường gặp khi thi công ngoại thất gỗ nhân tạo ngoài trời. Để lắp đặt và thi công sàn gỗ, người ta phải dùng đến rất nhiều loại phụ kiện hỗ trợ. Mỗi loại sẽ có một công dụng riêng nên người thi công phải chú ý sử dụng đúng phụ kiện.
 

Lắp đặt sàn gỗ nhân tạo ngoài trời

Sàn gỗ được lắp đặt đủ phụ kiện sẽ rất bền và đẹp theo thời gian

Các loại phụ kiện cần thiết cho việc lắp đặt sàn gỗ nhân tạo ngoài trời gồm có:

Chốt chữ T

Chốt chữ T có nhiệm vụ gắn kết 2 thanh sàn trên hệ khung. Do mỗi thanh sàn sẽ có khe hở dọc theo 2 bên nên chốt chữ T sẽ cố định và tạo khe hở bằng nhau giữa các tấm theo chiều dọc.
 

Chốt chữ T của sàn gỗ nhân tạo

Chốt chữ T liên kết giữa các cạnh thanh sàn

Chốt chữ Z

Chốt chữ Z được làm từ chất liệu inox, giúp rút ngắn khe hở giữa các thanh sàn. Với phụ kiện này, khoảng hở giữa các thanh chỉ còn 1 - 2 mm, tạo sự thẩm mỹ cho toàn bộ phần sàn.
 

Chốt chữ Z của sàn gỗ nhân tạo

Chốt chữ Z được sản xuất bằng Inox 304

Nẹp chữ V

Nẹp chữ V được dùng để che phủ hệ khung đỡ và phần đầu tấm gỗ. Khi các tấm gỗ co dãn không đều thì nẹp sẽ che đi sự xê dịch xuất hiện trên sàn, đảm bảo vẻ đẹp và tính ổn định cho hệ sàn. Nói tóm lại, đây là phụ kiện giúp sàn gỗ thêm phần hoàn hảo, bảo vệ hệ khung và mặt sàn.
 

Nẹp chữ V của sàn gỗ nhân tạo

Nẹp chữ V dùng che hệ khung đỡ và đầu tấm sàn

Sử dụng sàn gỗ kém chất lượng

Mỗi loại sàn gỗ sẽ phù hợp với một điều kiện địa hình nhất định. Những khu vực có độ ẩm cao như ngoài trời, nhà bếp, lối vào ban công hay sân vườn đòi hỏi một loại sàn chuyên dụng. Trong đó, gỗ nhân tạo chịu nước, gỗ xi măng, gỗ nhựa composite và gỗ nhựa PE là những loại vật liệu được ưa chuộng nhất hiện nay.
 

Gỗ nhựa ngoài trời làm sàn gỗ

Gỗ nhựa ngoài trời phù hợp cho các khu vực có độ ẩm cao

Bên cạnh việc chọn chất liệu thì chất lượng sàn gỗ cũng là điều mà bạn cần quan tâm. Sản phẩm kém chất lượng không chỉ ảnh hưởng đến công năng, tính thẩm mỹ mà còn khiến gia chủ phải tốn thêm nhiều chi phí để sửa chữa, bảo hành. Do đó, trước khi lắp đặt sàn gỗ nhân tạo ngoài trời, bạn nên tìm hiểu và lựa chọn các nhà cung cấp uy tín.

P&A là đơn vị chuyên cung ứng các loại sàn từ gỗ nhân tạo, phục vụ cho cả nhu cầu lắp đặt trong nhà và ngoài trời. Sàn gỗ nhựa DGWOOD HDPE  hiện có 3 dòng sản phẩm chính là: DGWood truyền thống, DGWood 3D Embossing DGWood vân gỗ 2 lớp cao cấp. Được sản xuất trên dây chuyền hiện đại, là sự kết hợp giữa nhựa hỗn hợp và sợi gỗ tự nhiên, sản phẩm của P&A ngày càng được khách hàng đánh giá cao về chất lượng.

 

Sàn gỗ nhân tạo Dgwood vân gỗ 3D

Sản phẩm sàn gỗ nhân tạo Dgwood vân gỗ 3D của P&A

Sàn gỗ nhân tạo chuyên dùng ngoài trời của P&A sở hữu nhiều ưu điểm vượt trội, đa dạng mẫu mã và thân thiện với môi trường. Sản phẩm có khả năng chống chịu thời tiết tốt, chống cong vênh, chống nước và mối mọt hiệu quả. Ngoài ra, sàn gỗ nhựa DGWOOD còn gây ấn tượng với khách hàng bằng bảng màu phong phú, vân gỗ mô phỏng gỗ tự nhiên, vừa đảm bảo công năng vừa tạo hiệu ứng thẩm mỹ.

Sàn gỗ nhựa, gỗ nhân tạo là lựa chọn không thể bỏ qua cho các công trình ngoài trời, yêu cầu độ bền và khả năng chống chịu cao. Quý khách hàng có nhu cầu tìm hiểu về sản phẩm sàn gỗ nhân tạo ngoài trời có thể liên hệ với P&A để được tư vấn và hỗ trợ.

----------------------------------------------------------------------------

CÔNG TY TNHH TRANG TRÍ NỘI NGOẠI THẤT P&A

  • Văn Phòng Giao Dịch: 77A Đường số 77, Phường Tân Quy, Quận 7, Tp.HCM
  • Hotline/ Zalo 24/7: 0938 966 660 - 0902 768 818
  • Email: phong.pa@pacons.com.vn
  • Website: www.pacons.com.vn / www.gonhantao.net
Bài viết liên quan
15 Mar, 2024

Gỗ ghép cao su và những điều cần biết về gỗ ghép cao su

Gỗ cao su ghép là một thành tựu đáng kinh ngạc trong ngành công nghiệp gỗ với chi phí thấp hơn so với gỗ tự nhiên và đang thu hút sự...
08 Mar, 2024

Gỗ ghép là gì? Những thông tin cần biết về gỗ ghép thanh

Dù là một cái tên khá mới, song gỗ ghép đã nhanh chóng trở thành lựa chọn phổ biến của nhiều gia đình nhờ vào những ưu điểm...
02 Mar, 2024

Gỗ MFC là gì? Ván MFC có bao nhiêu loại?

Gỗ MFC là gì? Tìm hiểu về đặc điểm và các loại ván MFC phổ biến hiện nay sẽ giúp bạn lựa chọn một cách thông tin và hiệu quả...
17 Jan, 2024

Đặc điểm và ứng dụng của vỉ nhựa lót sàn ngoài trời

Khám phá ưu điểm và ứng dụng của vỉ nhựa lót sàn sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan về vỉ gỗ nhựa và có thêm sự lựa chọn khi...
18 Nov, 2023

Tấm cemboard vân gỗ là gì? Có đắt không?

Tìm hiểu đặc điểm, ứng dụng và báo giá tấm cemboard vân gỗ sẽ giúp bạn tìm ra lựa chọn tối ưu cho các công trình xây dựng và...
15 Nov, 2023

Tấm xi măng giả gỗ – Vật liệu chuyên dụng cao cấp ngoài trời

Với vẻ đẹp tự nhiên của gỗ, độ bền và khả năng chống chịu thời tiết vượt trội, tấm xi măng giả gỗ đang trở thành lựa...